Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33361297
Mè (Sesamum indicum L.) cây trồng cần phát triển để chuyển đổi cơ cấu cho vùng đồng bằng sông Cửu Long

Mè (Sesamum indicum L.) còn gọi là vừng, là loại cây có dầu, cây thực phẩm hiện đang được rất nhiều quốc gia quan tâm và có định hướng phát triển do có hàm lượng dầu cao, chất lượng tốt. Cây mè có thời gian sinh trưởng ngắn, thuận lợi trong tiêu dùng ở phạm vi nông hộ, đồng thời cũng là cây trồng “dễ tính”, ít đòi hỏi thâm canh, có khả năng tận dụng đất đai, mùa vụ, dễ tiêu thụ trên thị trường, thích hợp luân, xen canh và gối vụ.

ThS.Nguyễn Văn Chương[1],ThS.Võ Văn Quang1

1. Giới thiệu

Mè (Sesamum indicum L.) còn gọi là vừng, là loại cây có dầu, cây thực phẩm hiện đang được rất nhiều quốc gia quan tâm và có định hướng phát triển do có hàm lượng dầu cao, chất lượng tốt. Cây mè có thời gian sinh trưởng ngắn, thuận lợi trong tiêu dùng ở phạm vi nông hộ, đồng thời cũng là cây trồng “dễ tính”, ít đòi hỏi thâm canh, có khả năng tận dụng đất đai, mùa vụ, dễ tiêu thụ trên thị trường, thích hợp luân, xen canh và gối vụ.

Trong đời sống hiện nay, dầu thực vật đã trở thành một nguyên liệu rất quan trọng cần thiết, là một trong những nguồn dinh dưỡng cải thiện sức khỏe con người và có nhu cầu ngày càng tăng. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp (IPSI) ước tính tiêu thụ dầu thực vật trên đầu người năm 2011 vào khoảng từ 7,3 - 8,3 kg/người, tuy nhiên, con số này vẫn còn khá xa so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (13,5 kg/người/năm). Các nhà sản xuất trong nước dự báo tiêu thụ dầu thực vật trên đầu người nước ta năm 2015 sẽ tăng ở mức 14,5 kg/người/năm (Vietrade, 2012), qua đó cho thấy, để bảo đảm được sức khỏe của con người, dầu thực vật là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống hiện nay. Khai thác dầu thực vật ngoài cây mè còn có nhiều cây trồng khác trong đó có đậu tương và lạc, hiện cả 2 loại cây trồng này Việt Nam đang bị thiếu nguyên liệu trầm trọng. Do sự thiếu hụt này, Việt Nam phải nhập khẩu hàng năm từ 1,0 - 1,3 triệu tấn đậu tương (gấp 7 lần sản lượng đậu tương sản xuất được trong nước) để chế biến dầu thực vật và thức ăn gia súc (Vietrade, 2012). Trong tình hình dân số ngày càng gia tăng và phát triển đàn gia súc thì nhu cầu dầu thực vật và nguyên liệu thức ăn gia súc ngày càng tăng, trong khi diện tích các cây trồng này ngày càng bị giảm sút, điều này cho thấy ngành dầu Thực vật Việt Nam đang đứng trước nguy cơ cảnh báo sẽ thiếu nguyên liệu để khai thác.

 

Chi Tiết xin xem file đính kèm


[1] Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, IAS

 

Trở lại      In      Số lần xem: 886

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD