Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33458421
Mô hình thâm canh tổng hợp, áp dụng cơ giới hóa sản xuất lạc tại Tây Ninh

Dự án: “Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp, áp dụng cơ giới hóa sản xuất lạc tại các vùng trồng chính” do Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thực hiện tại Tây Ninh từ 2017–2019. Kết quả thực hiện dự án cho thấy năng suất lạc bình quân đạt trên 4,2 tấn/ha, hiệu quả kinh tế của các mô hình cao hơn so với sản xuất đại trà từ 12,6–20,6 triệu đồng/ha.

Dự án: “Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp, áp dụng cơ giới hóa sản xuất lạc tại các vùng trồng chính” do Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thực hiện tại Tây Ninh từ 2017–2019. Kết quả thực hiện dự án cho thấy năng suất lạc bình quân đạt trên 4,2 tấn/ha, hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng lạc theo hướng thâm canh – áp dụng cơ giới hóa cao hơn so với sản xuất đại trà (sx truyền thống – không áp dụng cơ giới hóa) từ 12,6–20,6 triệu đồng/ha. Việc sản xuất lạc theo hướng thâm canh tổng hợp - áp dụng cơ giới hóa đã đảm bảo gia tăng năng suất, giảm chi phí, gia tăng thu nhập cho người nông dân, đồng thời đây là một trong những cơ sở cho việc mở rộng áp dụng cơ giới hóa trên cây lạc nói riêng và cả ngành nông nghiệp tại Tây Ninh nói chung.

 

 

Trong năm 2017 dự án được thực hiện tại xã Truông Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh trên quy mô 15ha. Ngay trong năm đầu tiên triển khai dự án, kết quả đạt được rất đáng khích lệ: theo tính toán, việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất lạc, chi phí sản xuất đã giảm đáng kể (khâu gieo hạt giảm 32,5%; khâu đào/nhổ lạc giảm 20,5%; và khâu bứt củ giảm 25,9%). Và năng suất trung bình 1 ha trồng lạc trong mô hình thâm canh tổng hợp - áp dụng cơ giới hóa đạt 4,2 tấn/ha, với giá thu mua tại thời điểm triển khai dự án là 26.000đ/kg, tổng doanh thu đạt được là 106,2 triệu đồng/ha và tổng đầu tư ở mức 49,5 triệu đồng; trong khi đó 1 ha lạc canh tác đại trà có tổng doanh thu 93,6 triệu đồng và tổng mức đầu tư là 54,5 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí, nông dân thu được lợi nhuận cao hơn trồng lạc canh tác đại trà 20,6 triệu đồng mỗi ha (tăng 52,7%).

 

Gieo hạt bằng máy

 

Trong năm 2018 dự án được thực hiện tại xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh trên quy mô 15ha. Năng suất lạc trong mô hình trung bình đạt 4,4 tấn/ha, trong khi năng suất lạc sản xuất thủ công (canh tác đại trà) chỉ đạt 3,8 tấn/ha. Sau khi tính toán và so sánh lợi nhuận, lạc trong mô hình thâm canh tổng hợp-áp dụng cơ giới hóa có thu nhập cao hơn so với trồng trồng lạc đại trà không áp dụng cơ giới hóa khoảng 17,45 triệu đồng/ha (tăng 43,7%). Để đạt được kết quả này, ngoài năng suất tăng do áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp vào sản xuất lạc còn có việc làm giảm chi phí công lao động ở các khâu gieo hạt, khâu đào/nhổ và bứt củ bằng máy móc. Trong đó, khâu gieo hạt giảm 32,5% chi phí công lao động, khâu đào/nhổ giảm 23,1% chi phí công lao động và khâu bứt củ giảm 29,8% chi phí công lao động so với sản xuất đại trà.

 

Máy bứt củ

 

Trong năm 2019 dự án được thực hiện tại xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh cũng trên quy mô 15ha. Năng suất của mô hình đạt 4,25 tấn/ha và năng suất sản xuất theo phương pháp cũ đạt thấp hơn (3,9 tấn/ha). Việc cơ giới hóa các khâu gieo hạt, nhổ củ và bứt củ đã giúp làm tăng lợi nhuận của mô hình sản xuất lạc lên hơn 38,2% (tương đương 12,6 triệu đồng/ha).

 

Cây lạc trong mô hình

 

Dự án cũng đã mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng lạc thâm canh tổng hợp- áp dụng cơ giới hóa, đào tạo sâu và đầy đủ các tiến bộ mới, áp dụng vào canh tác lạc đạt hiệu quả cao. Tại lớp tập huấn, rất đông nông dân cả trong và ngoài mô hình đã đăng ký tham dự. Các buổi truyền đạt kiến thức khá sôi nổi, có sự gắng kết giữa người học và giảng viên. Các kiến thức mới và các kinh nghiệm quý đã được đưa ra trao đổi, thảo luận và học tập nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận trong sản xuất. Đây là cơ sở quan trọng để nhân rộng mô hình ra các hộ nông dân ở các địa phương lân cận.

 

Lớp tập huấn kỹ thuật trồng lạc thâm canh tổng hợp- áp dụng cơ giới hóa.

 

Đồng thời, mô hình đã giúp người dân trong vùng nhận thức được lợi ích của việc trồng lạc theo hướng thâm canh, áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất, từ đó mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng cơ giới hóa nhằm giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng và lợi nhuận trong sản xuất lạc.

 

Dự án đạt được kết quả tốt, rất nhiều hộ nông dân đã quyết định chuyển đổi từ tập quán canh tác thông thường (canh tác đại trà - không áp dụng cơ giới hóa) sang canh tác lạc theo hướng thâm canh tổng hợp - áp dụng cơ giới hóa trong những năm tới nhằm tăng hiệu quả kinh tế gia đình.

 

Ngô Minh Dũng - Trung tâm NC Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông nghiệp.

Trở lại      In      Số lần xem: 1280

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD