Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  71
 Số lượt truy cập :  33845374
Muối ngăn chặn sự phát triển của cây như thế nào?

Cho đến nay vẫn chưa ai biết rõ muối (điều tai họa cho ngành nông nghiệp) ngăn chặn sự phát triển của hệ thống rễ cây như thế nào. Một nhóm nghiên cứu gia do José Dinneny và Lina Duan đến từ Viện Carnegie dẫn đầu đã phát hiện ra rằng không phải tất cả các loại rễ cây đều bị muối ngăn chặn như nhau.

Cho đến nay vẫn chưa ai biết rõ muối (điều tai họa cho ngành nông nghiệp) ngăn chặn sự phát triển của hệ thống rễ cây như thế nào. Một nhóm nghiên cứu gia do José Dinneny và Lina Duan đến từ Viện Carnegie dẫn đầu đã phát hiện ra rằng không phải tất cả các loại rễ cây đều bị muối ngăn chặn như nhau. Họ phát hiện rằng lớp mô bên trong ở rễ cây rẽ nhánh nhạy cảm với muối và kích hoạt 1 loại hocmon căng thẳng, hocmon này ngăn chặn sự phát triển của rễ.

Muối tích tụ trong đất ẩm do sự bốc hơi của nước, điều này làm muối nằm lắng đọng ở đất. Liên hiệp quốc ước tính hàm lượng muối gây ảnh hưởng cho cây trồng ở khoảng 80 triệu hecta đất trồng và không chỉ ở những quốc gia đang phát triển mà còn ở nhiều khu vực như California chẳng hạn.

 

Dinneny giải thích: “Mảnh ghép còn thiếu quan trọng của vấn đề tìm hiểu cách thức cây trồng đối phó với môi trường căng thẳng chính là biết được thời gian và địa điểm của những những nhân tố gây căng thẳng này tác động đến sự phát triển”.

 

Rễ cây liên quan mật thiết đến môi trường của chúng và phát triển mạng lưới phân nhánh rất phức tạp để chúng có thể tìm thấy đất. Rễ phân nhánh phát triển theo chiều ngang cách xa phần rễ chính và rất quan trọng cho việc hấp thụ nước cũng như dưỡng chất.

 

Các khoa học gia đã trồng cây con của 1 loại cây thí nghiệm (cây Arabidopsis) có họ hàng với cây mù tạc bằng cách sử dụng 1 hệ thống mà có thể giúp họ đo lường quá trình phát triển rễ suốt thời gian phản ứng lại với muối. Khả năng theo dõi sự phát triển rễ cây trong thời gian thực này giúp các khoa học gia quan sát thấy rằng những rễ phân nhánh bước vào 1 giai đoạn phát triển im lìm khi muối được đưa vào. Để xác định cách thức sự phát triển im lìm này được điều tiết thế nào, Lina Duan đã nghiên cứu vai trò của nhiều hocmon thực vật khác nhau trong quá trình này và nhận thấy rằng axit abscisic là phân tử ra hiệu chủ chốt.

 

“Chúng tôi đã quen với cách thức động vật sử dụng chiến lược chiến đấu hoặc bỏ chạy để đối mặt với các thách thức bên ngoài. Mặc dù cây không thể chạy trốn để tìm nơi an toàn nhưng chúng có thể điều khiển mức độ phát triển ở khu vực nguy hiểm”, Dinneny cho biết. “Hóa ra axit abscisic (một loại hocmon căng thẳng được tiết ra trong cây khi cây tiếp xúc với môi trường hạn hán hoặc mặn) rất quan trọng trong việc điều khiển cây, tương tự việc chiến đấu hoặc bỏ chạy ở động vật.

 

Để hiệu cách thức axit abscisic điều khiển sự phát triển, các nghiên cứu gia đã nghĩ ra 1 chiến lược để ngăn chặn phản ứng với hocmon này ở nhiều lớp mô khác nhau của rễ cây. Họ đã tạo ra một vài đột biến, trong đó phản ứng với hocmon này bị ngăn chặn ở nhiều lớp rễ khác nhau. Họ phát hiện tỷ lệ phản ứng với muối đáng kể tùy thuộc vào cách thức 1 lớp tế bào đơn cảm nhận hocmon này.

 

Duan cho biết: “Thật thú vị, ‘lớp da bên trong’ của rễ cây, còn được gọi là vỏ trong, là quan trọng nhất cho quá trình này. Lớp mô này đặc biệt quan trọng bởi vì nó đóng vai trò như 1 chướng ngại vật bán thấm, hạn chế các chất có thể đi vào hệ thống rễ cây từ môi trường đất.”

 

Dinneny cho biết: “Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng ngoài việc đóng vai trò là bộ phận lọc chất trong đất, lớp trong này còn đóng vai trò là ‘nhân viên bảo vệ’ để ngăn không cho cây phát triển trong các môi trường nguy hại”.

 

Dost-dongnai, theo Daily Mail

 

Trở lại      In      Số lần xem: 2485

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD