Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
![]() |
|
![]() |
|
Lá đơn mọc trên thân theo mẫu từ 1-5 (lá thứ nhất và lá thứ 5 cùng trên một đường thẳng). Phiến lá thường xẻ thùy có 5-9 thùy, nhưng cũng có giống lá nguyên. Hình dạng của thùy lá khá phong phú và là một trong những đặc điểm của giống. Có hình elip, mũi mác, ovan, comg, dài.... Mặt trên có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt; cuống lá dài (có giống dài tới 30-40cm),
Hoa sắn mọc ở ngọn thân hay đầu ngọn cành. Hoa mọc thành chùm có cuống dài. Hoa sắn là hoa đơn tính có hoa đực và hoa cái riêng. Hoa đực và hoa cái cùng hình thành chung trên một chùm hoa. Hoa có thể mọc ngay sau khi phân cành. Hoa cái mọc ở phía dưới cụm hoa và nở trước hoa. Phần lớn các giống sắn có khoảng 200 hoa cái mọc ở phía dưới và 200 hoa đực ở phía trên.
Sắn (Manihot esculenta Crantz) là loại cây lương thực quan trọng thứ 3 trong nền nông nghiệp thế giới chỉ sau lúa gạo và lúa mì. Tại châu Phi, châu Á và Mỹ Latin, hàng triệu người sử dụng sắn như là nguồn lương thực chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc, cây nhiên liệu sinh học, cây hàng hóa xuất khẩu quan trọng trên thế giới và Việt Nam
SẮN hay KHOAI MÌ (Manihot esculentaCrantz) được trồng ở vùng nhiệt đới thuộc Châu Phi, Châu Á, và Châu Mỹ. Sắn là cây trồng giàu tinh bột tích trữ trong củ và lá sắn cũng có thể ăn được. Sắn là lương thực thực phẩm củahơn 800 triệu người trên toàn cầu. Phần lớn vùng trồng sắn đều chịu ảnh hưởng ít hoặc nhiều của khô hạn, đặc biệt là đầu tư cho canh tác sắn rất thấp (Ceballos và ctv. 2010 ).
Diện tích lớn nhất thuộc nhóm đất phù sa đồng bằng châu thổ (Inceptisols) được tìm thấy chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Đất Entisols được tìm thấy chủ yếu dọc theo bờ sông và đồng bằng ven biển, trên những vùng đất khác nhau có tính chất đất. Tại Việt Nam, khoảng 66% sắn được trồng trên Utisols, 17% trên Inceptisols , 7 % trên Oxisols , 4 % trên Alfisols , 3 % trên Entisols và 2 % trên Vertisols ( Howeler , 1992).
Sắn có nguồn gốc phát sinh từ vùng khí hậu nhiệt đới nên sinh trưởng phát triển thuận lợi ở điều kiện nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với sinh trưởng của sắn là 23-27oC. Sắn không sống được ở những vùng có tuyết và sương muối nên không trồng được ở những vùng núi cao như vùng núi phía Bắc của nước ta.
Cây điều Anacardium occidentale. L thuộc họ Anacardiaceae, bộ Rutales, có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Brazil. Đến giữa những năm 1500, được du nhập vào Ấn Độ và Mozambique của châu Phi. Sau đó cây điều đã được lan truyền dọc theo bờ biển phía Đông như: Kenya và Tanzania rồi đến các nước thuộc bờ biển phía Tây của lục địa như: Senegal, Nigeria rồi đến các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
Điều là cây công nghiệp quan trọng ở Việt Nam, năm 2012 diện tích điều cả nước khoảng 362,6 ngàn ha, diện tích thu hoạch là 330,3 ha với tổng sản lượng 289,9 ngàn tấn hạt điều nguyên liệu (Niên giám thống kê, 2013). Kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm 2012 của Việt Nam đạt trên 1,75 tỷ USD.
Từ năm 2001 đến nay, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam (IAS) đã phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ (Viện Nam Trung Bộ) và Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (Viện Tây Nguyên) đã tiến hành nghiên cứu và chuyển giao cho sản xuất những tiến bộ kỹ thuật về giống và kỹ thuật canh tác điều.