Vai trò của Sắn |
Sắn (Manihot esculenta Crantz) là loại cây lương thực quan trọng thứ 3 trong nền nông nghiệp thế giới chỉ sau lúa gạo và lúa mì. Tại châu Phi, châu Á và Mỹ Latin, hàng triệu người sử dụng sắn như là nguồn lương thực chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc, cây nhiên liệu sinh học, cây hàng hóa xuất khẩu quan trọng trên thế giới và Việt Nam |
Sắn (Manihot esculenta Crantz) là loại cây lương thực quan trọng thứ 3 trong nền nông nghiệp thế giới chỉ sau lúa gạo và lúa mì. Tại châu Phi, châu Á và Mỹ Latin, hàng triệu người sử dụng sắn như là nguồn lương thực chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc, cây nhiên liệu sinh học, cây hàng hóa xuất khẩu quan trọng trên thế giới và Việt Nam.
Sắn dễ trồng, ít vốn đầu tư, dễ chế biến xuất khẩu, đạt lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh cao. Sản phẩm sắn rất thông dụng để chế biến xăng sinh học (bioethanol), bột ngọt, thực phẩm, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, hồ vải, si rô, nước giải khát, phụ gia dược phẩm. Sắn là cây tinh bột sự quang hợp theo chu trình C4 nên có khối lượng sản phẩm và giá trị năng lượng trên một đơn vị diện tích cao hơn nhiều các loại cây trồng khác. Cây sắn hiện đang được cộng đồng quốc tế quan tâm phát triển để làm nhiên liệu sinh học và là giải pháp an toàn lương thực hàng đầu của nhiều nước Châu Phi.
Sản lượng sản xuất sắn trên thế giới trung bình hàng năm từ 205,65 triệu tấn đến 252,20 triệu tấn (năm 2005-2011). Trong đó sắn được trồng chủ yếu tại Nigeria, Brazil, Thái Lan, Indonesia và Công gô. 5 quốc gia này sản xuất khoảng 60% sản lượng sắn thế giới. Tuy nhiên, các nước xuất khẩu sản phẩm từ sắn (sắn lát, sắn cục, tinh bột sắn) chủ yếu lại là Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Trong đó Thái Lan chiếm khoảng 80% lượng thương mại toàn cầu, Việt Nam và Indonesia mỗi nước chiếm 8% thị phần thế giới. Phần còn lại khoảng 4% là do các quốc gia sản xuất sắn khác cung cấp.
Tại Việt Nam, sắn là cây lương thực có diện tích trồng và sản lượng lớn đứng hàng thứ ba sau lúa và ngô. Diện tích và năng suất sắn cũng tăng mạnh, từ hơn 277,4 ngàn ha với năng suất 8 tấn/ha (năm 1995) đến năm 2011 diện tích trồng sắn tăng gấp đôi là 560 ngàn ha, năng suất đạt 17,6 tấn/ha cao hơn 2,2 lần so với năm 1995. Năng suất sắn của Việt Nam hiện nay đứng khoảng thứ 10 trong số các quốc gia năng suất cao, tuy nhiên, năng suất 17,6 tấn/ha chỉ tương đương 50% so với năng suất sắn tại Ấn Độ, thấp hơn năng suất sắn tại Campuchia khoảng 18%, thấp hơn Indonesia 15% và thấp hơn Thái Lan là 9%.
Tổng sản lượng kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt 2,68 triệu tấn đạt doanh thu 960,2 triệu USD (năm 2011) và 4,23 triệu tấn đạt doanh thu 1,35 tỷ USD (năm 2012).
Từ năm 2008 tới nay Việt Nam đã có 6 nhà máy sản xuất ethanol từ sắn với tổng nguyên liệu quy đổi ra sắn lát khô tương đương 1,5 triệu tấn mỗi năm khiến nhu cầu sử dụng sắn nội địa tăng cao và duy trì ổn định khiến giá sắn nội địa cũng duy trì ở mức tốt. |
Trở lại In Số lần xem: 9274 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|