Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  45
 Số lượt truy cập :  33450904
Nghiên cứu biện pháp kiểm soát mùi khó chịu từ phân gia súc dùng để bón cải tạo đất trồng

Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi các nhà khoa học tại Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã chỉ ra rằng, chỉ có ba hợp chất trong phân bò tạo ra hơn 2/3 các mùi có thể phát hiện được. Những phát hiện này của hai kỹ sư nông nghiệp tại ARS là Bryan Woodbury và John Gilley có thể giúp phát triển kỹ thuật kiểm soát mùi khó chịu từ phân gia súc được sử dụng để cải thiện đất trồng.

Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi các nhà khoa học tại Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã chỉ ra rằng, chỉ có ba hợp chất trong phân bò tạo ra hơn 2/3 các mùi có thể phát hiện được.

 

Những phát hiện này của hai kỹ sư nông nghiệp tại ARS là Bryan Woodbury và John Gilley có thể giúp phát triển kỹ thuật kiểm soát mùi khó chịu từ phân gia súc được sử dụng để cải thiện đất trồng.

Woodbury và Gilley đã tiến hành một nghiên cứu toàn diện để xác định các hợp chất gây ra mùi hôi thối trong phân bò và để đánh giá các biện pháp ứng dụng cho đất, chế độ ăn uống của gia súc, độ ẩm của đất trồng và quy trình ứng dụng gây ảnh hưởng đến phát thải mùi hôi thối. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mẫu phân thu thập từ các chuồng nuôi vỗ béo gia súc - nơi gia súc tiêu thụ thức ăn chứa 0%, 10%, hoặc 30% bã rượu dạng ướt (wet distillers grain soluble). Các nhà khoa học cũng đánh giá hai phương pháp cải tạo đất: phương pháp áp dụng phân chuồng trên đất không cày bề mặt kết hợp bón phân chuồng vào đất và thu thập các mẫu không khí trước và sau khi bổ sung thêm nước vào đất để đánh giá ảnh hưởng của độ ẩm tới lượng phát thải khí.

Phân bò được sử dụng bón cho đất với các liều lượng cung cấp 135 pound nitơ/mẫu Anh, đáp ứng được yêu cầu về nitơ trong 1 năm đối với cây ngô. Sau khi thu thập và phân tích các mẫu không khí, các nhà nghiên cứu đã xác định được rằng, hai loại axít béo dễ bay hơi là axít isovaleric và axít butyric - và các hợp chất thơm 4-methylphenol là nguyên nhân gây ra hơn 2/3 mùi hôi thối trong phân bò có thể phát hiện được. Hầu hết các mùi đã được phát hành trong vòng 24 giờ sau khi bón phân bò vào đất.

Kết hợp bón phân vào đất và tưới tiêu sau đó đã làm giảm hầu hết các hợp chất gây mùi được đo lại. Tuy nhiên, phân bón cần phải được kết hợp gần như ngay lập tức sau khi được áp dụng để có được hiệu quả cao nhất trong việc giảm thiểu mùi hôi.

Tầm quan trọng của phân bón vào đất canh tác đã được nhấn mạnh qua các phương pháp đo phát thải mà các nhà nghiên cứu thu được cho 4-methylphenol. Lượng phát thải khí lớn nhất của hỗn hợp này xảy ra từ đất khô ở các lô không cày và đôi khi là lớn hơn gấp 10 lần so với lượng khí thải tương tự từ đất được cày xới.

Woodbury hiện đang làm việc tại Đơn vị Nghiên cứu Quản lý môi trường và Dinh dưỡng của ARS tại Clay Center, Nebraska. Gilley hiện đang công tác tại Đơn vị Nghiên cứu Quản lý sinh thái nông nghiệp của ARS tại Lincoln, Nebraska.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 10 năm 2014.
 
M.T. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 907

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD