Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33347279
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng các loại chỉ thị phân tử trong lập bản đồ gien qui định tính trạng số lượng ở bò

Nghiên cứu mô phỏng nhằm so sánh hiệu quả các mô hình sử dụng ba loại chỉ thị phân tử gồm nucleotit đa hình (SNP), haplotype (nhóm SNP liền kề trên đoạn nhiễm sắc thể NST) và block (nhóm SNP liền kề trên nhiễm sắc thể có tỉ lệ trao đổi chéo rất thấp) trong việc phát hiện gien quy định tính trạng số lượng (QTL).

 

Nghiên cứu do nhóm tác giả Mai Duy Mạnh (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Goutam Sahana, Bernt Guldbrandtsen và Freddy B. Chirstiansen (Trường Đại học Aarhus, Đan Mạch) thực hiện.
 

Nghiên cứu mô phỏng nhằm so sánh hiệu quả các mô hình sử dụng ba loại chỉ thị phân tử gồm nucleotit đa hình (SNP), haplotype (nhóm SNP liền kề trên đoạn nhiễm sắc thể NST) và block (nhóm SNP liền kề trên nhiễm sắc thể có tỉ lệ trao đổi chéo rất thấp) trong việc phát hiện gien quy định tính trạng số lượng (QTL).

 

Phân tích ba loại số liệu, mỗi bộ gồm có trình tự SNP của NST số 29 của bò sữa Bos taurus, trên đó có 5 QTL giả định. Đối với mỗi bộ số liệu, phân tích dữ liệu về kiểu gien SNP thực tế, hệ phả thực tế của 2351 cá thể bò đực và kiểu hình mô phỏng tương ứng của chúng (được lập lại 80 lần).

 

Trong các mô hình, khi giá trị di truyền của các alen của chỉ thị được định nghĩa là biến ngẫu nhiên thì mô hình sử dụng SNP có khả năng tìm được QTL cao hơn và tỉ lệ công nhận QTL giả thấp hơn so với mô hình sử dụng haplotype hoặc block. Khả năng tiềm được QTL giảm dần và tỉ lệ công nhận QTL tăng lên khi kích thước của haplotype hoặc block tăng lên.

 

Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, các tác giả đề nghị sử dụng SNP riêng lẻ trong lập bản đồ QTL thay vì dùng các haplotype hoặc block.

 

Canthostnews theo Tạp chí NN&PTNT số 20/2012

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1612

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD