Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  28
 Số lượt truy cập :  33350579
Nghiên cứu đánh giá và lựa chọn một số tổ hợp ghép thích hợp cho bưởi da xanh trong điều kiện mặn vùng ĐBSCL

Bưởi da xanh là loại trái cây  đặc sản nổi tiếng  ở  Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và được phát triển tại nhiều vùng sinh thái khác nhau do hiệu quả kinh tế mang lại cao. Tuy nhiên, nguồn nước bị nhiễm mặn đang là trở ngại lớn cho việc phát triển cây bưởi vùng  ĐBSCL. Đối với  đất bị nhiễm mặn thì việc cải tạo  đất và cải thiện chất lượng nguồn nước tưới luôn là biện pháp canh tác quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế.

Bưởi da xanh là loại trái cây  đặc sản nổi tiếng  ở  Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và được phát triển tại nhiều vùng sinh thái khác nhau do hiệu quả kinh tế mang lại cao. Tuy nhiên, nguồn nước bị nhiễm mặn đang là trở ngại lớn cho việc phát triển cây bưởi vùng  ĐBSCL.

 

Đối với  đất bị nhiễm mặn thì việc cải tạo  đất và cải thiện chất lượng nguồn nước tưới luôn là biện pháp canh tác quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế.

 

Việc nghiên cứu các loại cây trồng chống chịu được mặn ở các nồng độ mặn khác nhau trên những vùng  đất này là cần thiết  để khai thác và phát triển tiềm năng của những vùng đất và nước bị nhiễm mặn.

 

Việc chọn lọc các dòng cây có múi trong quần thể tựnhiên có khả năng chịu mặn  để làm gốc ghép cho bưởi da xanh là giải pháp nhanh và mang tính khả thi. Các loại gốc ghép cây có múi được thanh lọc mặn  ở  điều kiện nhà lưới cũng cho kết quả tốt như trong  điều kiện ngoài  đồng (Sykes, 1985).

 

Phương pháp  đánh giá nhanh khả năng tiếp hợp giữa mắt ghép và gốc ghép bằng kỹ thuật ghép trao vòng vỏ ít tốn kém, nhanh cho kết quả, sàng lọc số lượng lớn tổ hợp mắt ghép và gốc ghép  đã  được áp dụng tại Úc (Bevington  et al., 1978).

 

Vì vậy, nghiên cứu lựa chọn tổ hợp ghép thích hợp của bưởi da xanh trong  điều kiện mặn và ngập vùng  ĐBSCL là cần thiết và cấp bách, đáp ứng yêu cầu đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.

 

Chi tiết xin xem file đính kèm.

Trở lại      In      Số lần xem: 2261

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD