Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33467789
Nghiên cứu hỗ trợ việc cải thiện những tính toán về lượng các-bon cô lập trong đất

Các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa qua đã xác định được một nguồn tiềm ẩn lỗi tính toán lượng các-bon trong đất. Hero Gollany - nhà khoa học về đất của Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) đã sử dụng những phát hiện này để nâng cao chất lượng của các phương pháp đánh giá thực hành canh tác nông nghiệp lưu giữ các-bon trong đất và do đó giảm thiểu lượng khí thải các-bon đóng góp gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

Các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa qua đã xác định được một nguồn tiềm ẩn lỗi tính toán lượng các-bon trong đất.

 

Hero Gollany - nhà khoa học về đất của Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) đã sử dụng những phát hiện này để nâng cao chất lượng của các phương pháp đánh giá thực hành canh tác nông nghiệp lưu giữ các-bon trong đất và do đó giảm thiểu lượng khí thải các-bon đóng góp gây biến đổi khí hậu toàn cầu.
 
ARS là cơ quan nghiên cứu khoa học của USDA và những phát hiện này hỗ trợ cho các ưu tiên của Bộ Nông nghiệp Mỹ về ứng phó với biến đổi khí hậu. Tỷ lệ lưu giữ các-bon trong đất, được gọi là cô lập các-bon, thường được đo lại và ước tính bằng những thay đổi được theo dõi về lượng các-bon tổng số trong đất theo thời gian. Các-bon từ tồn dư cây trồng hoặc nguyên liệu từ thực vật bị mục nát khác hiện diện trong các mẫu đất thu thập cho các nghiên cứu cô lập này. Nhưng lượng các-bon "tích lũy" được này không thực sự được cô lập trong đất cho đến thời điểm sau khi các-bon gắn kết với các hạt đất, một quá trình có thể mất vài thập kỷ để thực hiện. Cho đến khi điều đó xảy ra, các-bon thu được từ nguyên liệu thực vật phân hủy có thể dễ dàng bị thất thoát khỏi đất, bởi vì nó không dính lấy hay gắn vào các hạt đất. Vô tình việc bổ sung thêm các-bon được tích lũy này vào các phương pháp đo lượng các-bon được cô lập dẫn đến việc đánh giá quá cao phương pháp thực hành nông nghiệp ảnh hưởng đến mức độ cô lập các-bon.
 
Gollany và nhà vi sinh vật đất là Ann-Marie Fortuna của trường Đại học bang Washington đã sử dụng các dữ liệu từ một nghiên cứu thực địa về lượng các-bon trong đất khác để xem xét cách thức mức độ của một dạng cụ thể của các-bon có tên gọi là hạt các-bon nhẹ (“light-fraction” carbon) ảnh hưởng như thế nào đến các phương pháp đo. Sử dụng phương pháp này, các nhà khoa học đã xác định được mức độ cô lập các-bon được đo lại trong nghiên cứu bao gồm các-bon từ tồn dư cây trồng đã trải qua sàng lọc trong xử lý mẫu - các-bon đã được tích luỹ trong đất, nhưng chưa được cô lập thông qua phân hủy. Lượng các-bon được tích lũy này dao động từ 13 – 19% tổng số các-bon trong đất ở các mẫu này. Kết quả là tạo ra độ lệch cho các nỗ lực sử dụng dữ liệu các-bon từ các mẫu cho mô hình về mức cô lập các-bon trong đất. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 7 năm 2014.
 
M.T. - Mard, Theo ARS.
Trở lại      In      Số lần xem: 939

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD