Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  32977414
Nghiên cứu một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trong chăn nuôi lợn và gia cầm

Mục tiêu cụ thề:

  • Xác định chủng loại thảo mộc, nhóm hoạt chất có đáp ứng yêu cầu kích thích tiêu hóa, tăng cường chức năng miễn dịch.
  • Nghiên cứu sản xuất chế phẩm từ các loại thảo mộc ở trên.
  • Thử nghiệm chế phẩm trên lợn , gà và sản xuất chế phẩm quy mô pilot

Chủ nhiệm đề tài

PGS.TS. Lã Văn Kính

Thời gian thực hiện

2008-2011

Kinh phí

1800

Nghiệm thu

Ngày 7 tháng 4 năm 2012 – Xuất sắc

 

Mục tiêu tổng quát:

  • Nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm từ thảo dược để nâng cao khả năng sinh trưởng và sức đề kháng bệnh tật của lợn và gia cầm.

Mục tiêu cụ thề:

  • Xác định chủng loại thảo mộc, nhóm hoạt chất có đáp ứng yêu cầu kích thích tiêu hóa, tăng cường chức năng miễn dịch.
  • Nghiên cứu sản xuất chế phẩm từ các loại thảo mộc ở trên.
  • Thử nghiệm chế phẩm trên lợn , gà và sản xuất chế phẩm quy mô pilot

Nội dung:

  • Sàng lọc, lựa chọn, chiết xuất cao thô toàn phần các cây dược liệu
  • Thiết kế công thức, bào chế các chế phẩm từ các loại thảo mộc.
  • Thử nghiệm chế phẩm trên lợn và gà

Kết quả:

- Kết quả phân lập các hợp chất từ cây dây thần thông: xác định được cấu trúc hóa học của các hợp chất, đã phân lập được 11 chất từ dây ký ninh trong đó có 4 chất mới: 1 Hợp chất TC2C1: 2-hydroxy-borapetoside F; 2 Hợp chất TC3C4: N-acetylasimilobine 2-O-β-D-glucopyranosyl –(1→2)-β-D-glucopyranoside; 3. Hợp chất TC3C5: N-acetylasimilobine 2-O-β-D-glucopyranosyl-–(1→2)-β-D-glucopyranoside; 4. Hợp chất TC3A1:sinapyl 4-O-β-D-apiofuranosyl –(1→6)-β-D- glucopyranoside

- Đã nghiên cứu quy trình chiết cao của 10 loại thảo dược đó là: lá mắm, xuyên tâm liên, hoàng liên ô rô, dây cóc, gừng, vàng đắng, sài đất, cam thảo, nghệ, hoàng kỳ.

- Đã bào chế được 6 loại chế phẩm thảo dược là:

+ Chế phẩm 1 gồm cao hoàng liên ô rô 2,7%; cao bọ mắm 13,6%; cao gừng 17,0%, tá dược  66,7%. Hàm lượng flavonoid toàn phần trung bình trong chế phẩm là 6,64% ngoài ra còn chứa hợp chất alkaloid.

+ Chế phẩm 2 gồm cao xuyên tâm liên 19,9%; cao Hoàng liên ô rô 1,9%, cao gừng 11,6% tá dược 66,6%. Hàm lượng flavonoid toàn phần trung bình trong chế phẩm là 8,65% có hợp chất alkaloid và Diterpen lacton.

+ Chế phẩm 3 gồm cao xuyên tâm liên 9,3%; cao dây cóc 10,2%, cao gừng 5,5% tá dược 75%. Hàm lượng flavonoid toàn phần trung bình trong chế phẩm là 4,59% có hợp chất alkaloid và Diterpen lacton.

+ Chế phẩm 4 gồm cao bọ mắm 5,4%; cao dây cóc 12,8%; cao gừng 6,8%, tá dược 75%. Hàm lượng flavonoid toàn phần trung bình trong chế phẩm là 1,83% có hợp chất alkaloid và Diterpen lacton.

+ Chế phẩm 5 gồm cao chiết vàng đắng 1595 mg; cao chiết sài đất 1905 mg; cao chiết cam thảo 6820 mg; tá dược 1000g. Hàm lượng berberin clorid từ 0,015 -0,02%.

+ Chế phẩm 6 gồm cao chiết vàng đắng 1595 mg; cao chiết nghệ 2096 mg; cao chiết Hoàng kỳ 2324 mg; tá dược vừa đủ 1000 g. Hàm lượng berberin clorid từ 0,015 -0,02%.

- Kết quả nghiên cứu in vivo trên chuột của 4 chế phẩm dược như sau:

+ Chế phẩm 1 (Hoàng liên ô rô, bọ mắm, gừng) với liều lượng 0,705 g/kg thể trọng có tác dụng kích thích  tăng trọng, không rõ tăng cường miễn dịch.

+ Chế phẩm 2 ( Hoàng liên ô ô, Xuyên tâm liên, gừng) với liều 0,825 g/kg thể trọng có tác dụng kích  thích tăng trọng, liều lượng 1,65 – 3,3 g/kg thể trọng có tác dụng tăng các thông số huyết học, không rõ tăng cường miễn dịch.

+ Chế phẩm 3 (Xuyên tâm liên, dây cóc, gừng) với liều 2,46 g/kg thể trọng có tác dụng kích thích tăng trọng, liều 1,23 g/kg thể trọng có tác dụng rõ tăng cường miễn dịch, liều 1,23 và 2,46 g/kg thể trọng sẽ tăng các thông số huyết học. Như vậy nên dùng liều từ 1,23 đến 2,46 g/kg thể trọng.

+ Chế phẩm 4 (Bọ mắm, dây cóc, gừng) với liều từ 0,295 đến 1,179 g/kg thể trọng có tác dụng kích  thích tăng trọng, không rõ tác dụng tăng cường miễn dịch, liều 0,589 – 1,179 g/kg thể trọng sẽ  tăng các  thông số huyết học, như vậy nên dùng liều từ 0,295 đến 1,179 g/kg thể trọng.

- Kết quả nghiên cứu sử dụng chế phẩm thảo dược dạng thô: việc bổ sung các chế phẩm thảo dược bột thô khô nghiền từ xuyên tâm liên, dây cóc, gừng hay bọ mắm, vào thức ăn cho gà thịt giống COBB -308 đã cải thiện được 3,5 – 15,9% tăng trọng, 5,0 – 11,2% tiêu tốn thức ăn. Tỷ lệ bổ dung chế phẩm thảo dược bột thô nghiền từ  xuyên tâm liên, dây cóc, gừng là 1,1%, chế phẩm thảo dược bột thô nghiền từ bọ mắm, dây có, gừng là 0,5%. Chế phẩm thảo dược bột thô khô nghiền từ xuyên tâm liên, dây cóc, gừng hay bọ mắm, dây cóc, gừng không thể thay thế Colistine trong khẩu phần ăn của lợn sau cai sữa vì nó làm lợn giảm ăn và ít có khả năng phòng được bệnh tiêu chảy. Việc bổ sung các chế phẩm thảo dược bột thô khô nghiền từ bọ mắm, dây cóc, gừng với tỷ lệ 2% trong khẩu phần ăn của lợn choai nuôi thịt có khả năng kích thích tăng trọng như kháng sinh Colistine, cải thiện đáng kể mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lợn nuôi thịt nhưng khả năng phòng bệnh tiêu chảy kém.

- Kết quả nghiên cứu sử dụng chế phẩm thảo dược dạng tinh (cao sấy khô nghiền thành bột): bổ sung chế phẩm thảo dược IAS-1 (cao xuyên tâm liên, dây cóc, gừng) hoặc IAS-2 (cao bọ mắm, dây cóc, gừng) vào thức ăn cho gà thịt, lợn con sau cai sữa, lợn choai nuôi thịt đã cải thiện tăng trọng từ 2-9,8%, giảm tiêu tốn thức ăn từ 2-10% giảm rất đáng kể hoặc ngăn ngừa hẳn tỷ lệ tiêu chảy, giảm tỷ lệ chết. Hiệu quả sử dụng thảo dược rất rõ trên gà thịt và lợn con nhưng khá thấp trên lợn thịt. Hiệu quả của 2 chế phẩm IAS-1 và IAS-2 là tương đương nhau. Tỷ lệ tối ưu chế phẩm  thảo dược ISA-1 trên gà thịt và lợn con là 0,375% và trên lợn thịt là 0,375-0,5%. Tỷ lệ sử dụng tối ưu chế phẩm thảo dược IAS-2 trên gà thịt và lợn con là 0,12% và trên lợn thịt là 0,12-0,18%. Việc bổ sung phối hợp đồng thời 2 chế phẩm thảo dược IAS-1 và IAS-2 không cải thiện tăng trọng và tiêu tốn thức ăn hơn từng chế phẩm nhưng có thể ngăn ngừa tiêu chảy gần như hoàn toàn ở gà và lợn con sau cai sữa. Cả 2 chế phẩm thảo dược hoàn toàn có thể thay thế kháng sinh bổ sung trong thức ăn cho gà, lợn để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy và kích thích tăng trọng.

- Đã nghiệm thu cấp Bộ theo quyết định số 621/QĐ-BNN-KHCN ngày 26/3/2012 đạt loại Xuất sắc

Trở lại      In      Số lần xem: 13133

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD