Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33466920
Nghiên cứu phương pháp tiết kiệm nước và tiền bạc cho người trồng dâu tây trong điều kiện giá lạnh

Người sản xuất dâu tây của Florida phải bảo vệ giống cây trồng hàng năm mang lại giá trị hàng triệu đô la của họ khỏi thiệt hại do giá lạnh. Phương pháp truyền thống liên quan đến phun nước liên tục trong một đợt rét đột ngột. Người trồng đang tìm cách để sử dụng ít nước hơn, nhưng vẫn đạt được sản lượng cây trồng tương tự. Nghiên cứu của trường Đại học Florida (UF) cho thấy người trồng có thể tiếp tục sử dụng cách giãn tưới hiện tại của họ và áp suất thấp hoặc tăng cường kiểm soát tưới thời gian thực để tiết kiệm nước - và họ có thể đạt được cùng một sản lượng dâu tây trong thời kỳ lạnh giá.

Người sản xuất dâu tây của Florida phải bảo vệ giống cây trồng hàng năm mang lại giá trị hàng triệu đô la của họ khỏi thiệt hại do giá lạnh.

 

Phương pháp truyền thống liên quan đến phun nước liên tục trong một đợt rét đột ngột. Người trồng đang tìm cách để sử dụng ít nước hơn, nhưng vẫn đạt được sản lượng cây trồng tương tự.

Nghiên cứu của trường Đại học Florida (UF) cho thấy người trồng có thể tiếp tục sử dụng cách giãn tưới hiện tại của họ và áp suất thấp hoặc tăng cường kiểm soát tưới thời gian thực để tiết kiệm nước - và họ có thể đạt được cùng một sản lượng dâu tây trong thời kỳ lạnh giá.

"Đó là một bước đi đúng hướng", Michael Dukes - Giáo sư ngành kỹ thuật nông nghiệp và sinh học tại UF/ IFAS và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết. Một biện pháp kiểm soát tự động sử dụng phương pháp đo điểm đọng sương thời gian thực - chứ không phải là nhiệt độ - để bật và tắt hệ thống, ông nói. Người trồng thường bật vòi phun nước khi nhiệt độ đạt tới 1,1 độ C, hoặc khoảng 34 độ F, và duy trì cho đến khi mặt trời làm tan chảy lớp băng. Trong những năm thực hiện nghiên cứu này, nhiệt độ đã giảm xuống dưới 1,1 độ C trong 50 giờ. Mỗi hai năm trước khi nghiên cứu, thời gian đóng băng dài hơn, với khoảng 150-200 giờ dưới mức nhiệt độ đó.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp đo điểm đọng sương thời gian thực của người trồng để kiểm soát hệ thống, và sau đó các nhà nghiên cứu đã sử dụng cách tưới giãn của người trồng với áp lực nước thấp. Các hệ thống điều khiển được tăng cường đã tiết kiệm được 91.000 gallon trong một năm, 700.000 gallon cho năm tiếp theo, Dukes nói. Năm thứ hai có tính đại diện nhiều hơn cho những gì người trồng có thể mong đợi, ông nói. "Bằng cách giảm lượng nước sử dụng, người trồng cũng có thể giảm rò rỉ phân bón, cũng như ngăn ngừa các bệnh do nấm, có nghĩa là sử dụng thuốc trừ sâu ít hơn", Maria Zamora, người đã tiến hành các thử nghiệm cho luận án thạc sĩ của mình cho biết. "Điều đó có thể trở thành giảm ô nhiễm tầng nước ngầm".

Nghiên cứu do Cơ quan Quản lý nước Bắc Florida tài trợ. Những phát hiện của nghiên cứu có thể giúp ích những người trồng dâu tây Florida, chủ yếu ở hạt Hillsborough. Florida chỉ đứng sau California trong sản xuất dâu tây hàng năm. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong năm 2013, thu hoạch dâu tây của Florida mang lại 267 triệu USD. Người trồng dâu tây tại Florida đang vật lộn với một mùa sinh trưởng ngắn và điều kiện thời tiết lạnh giá. Trong khi sử dụng ít nước ngầm sẽ có lợi cho môi trường, nghiên cứu này không bao gồm điều kiện đóng băng cứng, vì nhiệt độ không đạt đến mức lạnh như vậy trong suốt ba mùa sinh trưởng trong thử nghiệm.

Vì vậy, bước tiếp theo sẽ là xem xét xem liệu một hệ thống tưới tốt hơn có thể tiết kiệm nước và cho năng suất dâu tây tương tự trong điều kiện đóng băng cứng hay không, Dukes nói.

Dukes hướng dẫn nghiên cứu của Zamora. Kết quả của nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Journal of Irrigation and Drainage Engineering.

Mùa đông 2009-10 và 2010-11 là lạnh nhất trong 10 năm đối với những người trồng dâu tây. Zamora, hiện đang là sinh viên tiến sĩ, tiến hành thử nghiệm này trong mùa đông 2011-12 và 2012-13 tại Đơn vị Giáo dục và Nghiên cứu Khoa học thực vật của UF/IFAS gần Citra. Cô đã xem xét khoảng cách giữa các hệ thống tưới tiêu và áp lực nước tác động tới việc bảo vệ năng suất dâu tây trong điều kiện lạnh giá.
 
K.P. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 902

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD