Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33327032
Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía Bắc

Cây ngô Zea mays L. (họ hoà thảo Poaceae) có diện tích trồng đứng thứ 3 sau lúa mì, lúa nước và sản lượng đứng thứ hai, năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc. Ở Việt Nam, cây ngô là cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa và là cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác.

Tính cấp thiết của đề tài

Cây ngô Zea mays L. (họ hoà thảo Poaceae) có diện tích trồng đứng thứ 3 sau lúa mì, lúa nước và sản lượng đứng thứ hai, năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc. Ở Việt Nam, cây ngô là cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa và là cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Những năm gần đây nhờ chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước, đồng thời với những tiến bộ to lớn trong lai tạo các giống ngô lai năng suất cao, phẩm chất tốt cùng với kỹ thuật thâm canh cao nên sản xuất ngô ở nước ta đã có những bước tiến đáng kể về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2013 diện tích ngô toàn quốc đạt 1.157,7 nghìn ha (đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và đứng thứ 24/166 trên thế giới). Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt, cây ngô ngày càng thể hiện vai trò đi đầu với việc ngày càng được mở rộng diện tích ở nước ta (Cục trồng trọt, 2014).


Việc mở rộng diện tích và áp dụng rộng rãi các giống ngô lai đã làm thay đổi kỹ thuật canh tác cây ngô. Điều này đã dẫn đến sự thay đổi về định tính, định lượng của tập hợp sâu hại ngô ở nước ta. Trong vài năm trở lại đây, giống ngô lai trồng tập trung hàng năm bị tổn thất nhiều tỷ đồng do sự phát sinh mạnh của một số sâu hại như sâu đục thân ngô, rệp muội ngô, mọt hạt ngô, sâu đục bắp, sâu cắn lá ngô, sâu gai hại ngô,… Tuy vậy, cho đến nay chưa có một nghiên cứu chuyên sâu về sâu hại ngô lai được tiến hành ở nước ta. Việc cập nhật thực trạng tập hợp sâu hại và thiên địch của chúng trên đồng ngô lai, nghiên cứu những sâu hại chính làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng chống chúng một cách hiệu quả đang là yêu cầu cấp bách của sản xuất ngô ở nước ta. Vì vậy, NCS Lại Tiến Dũng thực hiện đề tài “Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía Bắc”.

Kết luận

1. Trong các năm 2010-2014 ở Hà Nội và phụ cận, trên ngô lai đã ghi nhận được 35 loài sâu hại. Kết quả này đã bổ sung vào danh sách sâu hại cây ngô ở vùng nghiên cứu 17 loài, cho miền Bắc 6 loài và cho cả nước 4 loài (Cnaphalocrocis medinalis, Tettigoniella ferruginea, Thrips hawaiiensis Tetranychus cinnabarinus). Có 2 loài sâu hại chính trên ngô lai ở vùng nghiên cứu là sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis và rệp muội ngô Rhopalosiphum maidis.

 

2. Với thức ăn là giống ngô nếp lai MX4 ở nhiệt độ, ẩm độ thay đổi hay cố định, sâu non của sâu đục thân ngô châu Á có 5 tuổi. Thời gian phát triển các pha (nhất là sâu non) rất biến động phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, ẩm độ. Thời gian vòng đời kéo dài từ 26,75 (ở 24,4-35oC; 50-80% ẩm độ) đến 45,4 ngày (ở 25oC, 80% ẩm độ). Một trưởng thành cái đẻ được từ 137,7 trứng (ăn nước lã) đến 498,0-624,0 trứng (ăn mật ong). Trưởng thành đực có tuổi thọ ngắn hơn trưởng thành cái, kéo dài từ 4,0-6,6 ngày (ăn nước lã) đến 11,6-13,7 ngày (ăn mật ong). Khởi điểm phát dục là 14,27oC. Sâu non tuổi 5 có thể đình dục khi mùa đông có nhiệt độ thấp. Theo lý thuyết, sâu đục thân ngô châu Á có thể hoàn thành 7 thế hệ liên tục trong 1 năm tại Hà nội và phụ cận.

 

3. Trong phòng thí nghiệm (26,0-29,3oC; 76-79% ẩm độ), rệp muội ngô ở pha rệp non có 4 tuổi, thời gian vòng đời từ 6,6 ngày (trên ngô nếp lai AG500) đến 7,93 ngày (trên ngô tẻ bán răng ngựa). Một trưởng thành không cánh đẻ được 28,6 rệp non (trên ngô tẻ bán răng ngựa) đến 35,87 rệp non (trên ngô nếp lai AG500). Ở nhiệt độ 25oC và 75% ẩm độ, hệ số 24 nhân của một thế hệ (Ro), tỷ lệ tăng tự nhiên (r) và giới hạn tăng tự nhiên (λ) phụ thuộc vào giống ngô, tương ứng là 30,65; 0,2413; 1,05 khi sống trên ngô tẻ bán răng ngựa và đạt cao hơn khi sống trên ngô nếp lai AG500 (tương ứng là 42,73; 0,2634; 1,06). Giống ngô lai tạo thuận lợi hơn cho rệp muội ngô sinh trưởng và phát triển.

 

4. Trên ngô lai ở vùng Hà Nội và phụ cận, sâu đục thân ngô châu Á phát sinh quanh năm, hoàn thành được 5-6 lứa (có thể có lứa 7) phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ. Sâu đục thân ngô châu Á xâm nhập đồng ngô từ khi có 3-5 lá, đạt đỉnh cao mật độ ở giai đoạn chín sáp trên ngô vụ xuân, vụ hè và ở giai đoạn trỗ cờ phun râu trên ngô vụ đông. Hàng năm, sâu đục thân ngô châu Á hình thành 3 đỉnh cao mật độ trùng với giai đoạn trỗ cờ, phun râu ở các vụ ngô chính vào tháng 5, tháng 8 và tháng 11 (có năm không có). Thời tiết, địa hình, hệ thống canh tác cây ngô, mùa vụ, phân đạm, mật độ trồng ngô và thiên địch đều ảnh hưởng đến số lượng sâu đục thân ngô châu Á.

Rệp muội ngô phát sinh quanh năm, mật độ gia tăng từ tháng 3, đạt đỉnh cao vào tháng 5 trên ngô vụ xuân hè, suy giảm trong các tháng 6-8 (do nhiệt độ cao, mưa nhiều), gia tăng lại từ tháng 9 và đạt đỉnh cao thứ hai vào tháng 11 trên ngô vụ đông.

 

5. Trong các năm 2010-2014, ở Hà Nội và phụ cận, trên đồng ngô lai đã ghi nhận được 25 loài thiên địch của sâu hại ngô. Trong đó, 2 loài côn trùng bắt mồi là bọ rùa sáu vằn đen M.sexmaculatus và bọ đuôi kìm L. riparia có mức độ bắt gặp nhiều, đóng vai trò đáng kể trong hạn chế số lượng sâu đục thân ngô châu Á và rệp muội ngô trên ngô lai.

 

6. Thu dọn thân cây ngô sau thu hoạch làm giảm đáng kể mật độ sâu đục thân ngô châu Á ở vụ ngô năm sau. Có thể nhân nuôi bọ đuôi kìm L. riparia bằng cám mèo và thả trừ sâu đục thân ngô châu Á và rệp muội ngô. Nhân nuôi bọ đuôi kìm L. riparia thủ công trong hộp nhựa hoặc chậu nhựa có thể cho hệ số nhân đạt 7,1-9,3. Thuốc Virtako 400WG có hiệu lực.

 

Chi tiết xin xem tệp đính kèm.

Trở lại      In      Số lần xem: 4858

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD