Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  38
 Số lượt truy cập :  33363886
Nghiên cứu và xác định các locus kiểm soát tính chịu hạn ở lúa (Oryza sativa L.) địa phương Việt nam

Việc nghiên cứu di truyền khả năng chịu hạn của lúa sử dụng chỉ tị phân tử đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể cho công tác chọn tạo giống lúa trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam những nghiên cứu về nguồn gen chịu hạng định hướng cho chọn tạo giống lúa chưa nhiều. Trong nghiên cứu này, hai giống lúa bố mẹ gồm có giống lúa địa phương Khẩu noong mó có khả năng chống chịu tốt với khô hạn và giống lúa thuần Q5 được sử dụng để lai tạo quần thể F2 và phân tích đa hình AND với chỉ thị SSR.

Việc nghiên cứu di truyền khả năng chịu hạn của lúa sử dụng chỉ tị phân tử đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể cho công tác chọn tạo giống lúa trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam những nghiên cứu về nguồn gen chịu hạng định hướng cho chọn tạo giống lúa chưa nhiều.

Trong nghiên cứu này, hai giống lúa bố mẹ gồm có giống lúa địa phương Khẩu noong mó có khả năng chống chịu tốt với khô hạn và giống lúa thuần Q5 được sử dụng để lai tạo quần thể F2 và phân tích đa hình AND với chỉ thị SSR.

 

Khô hạn là yếu tố chính làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở những vùng canh tác nước trời và những vùng nông nghiệp có khí hậu khắc nghiệt. Những nghiên cứu nhằm cải thiện đặc tính di truyền của cây trồng để thích ứng với điều kiện khô hạn thường được thực hiện thông qua chọn giống truyền thống bằng việc chọn lọc những giống có năng suất và sự ổn định qua không gian và thời gian. Mặc dù đã mang lại mộ số thành công trong việc phát triển những lúa chịu hạn, nhưng những chương trìnhchọn giống theo phương pháp truyền thống thường tốn nhiều thời gian và công sức. Việc phát hiện các locus kiểm sóat tính trạng số lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho việc nghiên cứu chọn tạo những giống những giống cây trồng mang đặc tính chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.

 

Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy nước ta có nguồn gen chịu hạn phong phú từ các giống địa phương, tuy nhiên việc khai thác và sử dụng nguồn gen này còn hạn chế. Chính vì vậy, nghiên cứu này được đặt ra với mục tiêu chính là nghiên cứu di truyền tính chịu hạn và bước đầu xác định những chỉ thị phần tử liên quanđến kiểu hình chịu hạn nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn gen chịu hạn phong phú ở các giống lúa địa phương Vệit Nam để phục vụ công tác chọn tạo giống lúa chịu hạn nhờ chị thị phân tử.

 

Kết quả sàng lọc trên 205 chỉ thị phân tử SSR đã thu được 48 chỉ thị cho đa hình rõ nét giữa hai giống lúa bố mẹ, chiếm tỷ lệ 23,41%. Quần thể F2 của cặp lai Khẩu noong mó x Q5 gồm 130 cá thể có thể được sử dụng để phân tích kiểu gen với 26 chỉ thị phân tử đa hình giữa hai giống bố mẹ. Kiểu hình chịu hạn của quần thể F2 được đánh giá thông qua hệ thống đánh giá tiêu chuẩn chuẩn SES, IRRI. Kết quả phân tích QTL bằng phương pháp ANOVA một nhân tố bước đầu xác định được 7 QTL có đến kiểu hình chịu hạn trên các nhiễm sắc thể số 4, 8, 9 và 11, trong đó 3 QTL liên quan đến độ cuốn lá, 2 QTL liên quan đến độ khô lá và 2 QTL liên quan đến khả năng phục hồi của cây trong điều kiện hạn hán. Nghiên cứu sẽ được tiếp tục nhằm xác định những chỉ thị liên kết gần với các locus kiểm sóat tính chịu hạn của lúa địa phương Việt Nam.

 

Thiên Trang - Canthostnews
Theo Theo Tạp chí NN&PTNT, Kỳ 1 năm 2012

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1726

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD