Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33469834
Nghiên cứu về bệnh trên cây ngô ở Mỹ

Các nhà nghiên cứu bệnh học thực vật tại Đại học bang Iowa đang nghiên cứu về một bệnh mới xuất hiện trên cây ngô có khả năng làm giảm sản lượng, thậm chí mất mùa ngô. Alison Robertson, Phó giáo sư bệnh học thực vật và vi sinh cho biết: “Hầu như không xuất hiện ở Mỹ trong nhiều thập kỷ, bệnh nấm Physoderma đã xuất hiện ở các ruộng ngô tại Iowa, với sự gia tăng đều đặn trong những năm gần đây”. Bệnh do nấm Physoderma maydis gây ra lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ vào năm 1910 và đã có mặt tại Hoa Kỳ vào năm 1911. Trong những năm 1930, bệnh ảnh hưởng nặng nề ở các bang miền Đông Nam, dẫn đến sản lượng ngô trong khu vực bị giảm từ 5 đến 10%.

Các nhà nghiên cứu bệnh học thực vật tại Đại học bang Iowa đang nghiên cứu về một bệnh mới xuất hiện trên cây ngô có khả năng làm giảm sản lượng, thậm chí mất mùa ngô.

 

Alison Robertson, Phó giáo sư bệnh học thực vật và vi sinh cho biết: “Hầu như không xuất hiện ở Mỹ trong nhiều thập kỷ, bệnh nấm Physoderma đã xuất hiện ở các ruộng ngô tại Iowa, với sự gia tăng đều đặn trong những năm gần đây”.

Bệnh do nấm Physoderma maydis gây ra lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ vào năm 1910 và đã có mặt tại Hoa Kỳ vào năm 1911. Trong những năm 1930, bệnh ảnh hưởng nặng nề ở các bang miền Đông Nam, dẫn đến sản lượng ngô trong khu vực bị giảm từ 5 đến 10%.

Nhưng người nông dân Mỹ đã chuyển sang gieo giống ít nhạy cảm với Physoderma và bệnh hầu như biến mất cho đến năm 2007 khi Robertson bắt đầu nhìn thấy các triệu chứng đốm nâu trên cây ngô. Triệu chứng thối các bẹ ngô xuất hiện trong năm 2013. Ông Robertson nói: “Năm nay, căn bệnh này đã xuất hiện trên hàng chục cánh đồng tại Iowa”.

Physoderma lây nhiễm toàn bộ cây ngô nhưng có hai hình thức triệu chứng khác nhau của bệnh. Đáng chú ý nhất là Physoderma gây bệnh đốm nâu trên lá của cây ngô. Hình thức khác là Physoderma gây bệnh thối cuống, việc phát hiện triệu chứng này khó khăn hơn vì nó ảnh hưởng đến các vị trí thấp nhất của cây.

Robertson nói: “Bệnh gây thối cuống thường không có triệu chứng ở lá. Bề ngoài trông cây hoàn toàn bình thường và bạn không nhận thấy cây mang bệnh cho đến khi cây gục xuống”.

Rất nhiều cây bị nhiễm sẽ không cho thu hoạch. Cây nhiễm bệnh đốm nâu nặng có thể không tạo thành bắp ngô. 

Robertson giải thích rằng, ba yếu tố khiến bệnh xuất hiện là thực vật chủ nhạy cảm với bệnh, tác nhân gây bệnh và các điều kiện môi trường thích hợp cho mầm bệnh phát triển. Thời tiết ẩm ướt trong vài năm qua đã tạo các điều kiện môi trường thuận lợi cho bệnh phát triển. Physoderma cần độ ẩm đáng kể trong giai đoạn phát triển đầu tiên của ngô. Nếu thời tiết mùa xuân khô ráo, căn bệnh này sẽ không xuất hiện.

Robertson cho biết, rất ít nghiên cứu khám phá cách chống lại nấm Physoderma và có rất ít nông dân có thể làm được việc này khi phát hiện bệnh trên các cánh đồng. Các túi bào tử làm phát bệnh có thể tồn tại 3-7 năm trên một cánh đồng, vì vậy bà khuyến nghị nông dân nên trồng luân canh mùa vụ và không nên trồng ngô rên những cánh đồng bị nhiễm bệnh trong những năm sau đó. Việc thay đổi các giống ngô ít nhạy cảm hơn cũng có thể cải thiện tình hình.

Robertson đang tiến hành thử nghiệm để tìm hiểu thêm về Physoderma, từ đó tìm ra cách chống lại dịch bệnh.

Lê Hồng Vân - Mard, theo Phys.org
Trở lại      In      Số lần xem: 1323

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD