Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  28
 Số lượt truy cập :  33339839
Nghiên cứu về sự thay đổi của nguồn nguyên liệu sử dụng sản xuất phân bón

Những thay đổi trong chế độ ăn uống của con người kể từ đầu những năm 1960 đã thúc đẩy một sự gia tăng mạnh về số lượng phốt-pho khai thác được sử dụng để sản xuất thực phẩm trong năm. Đây là kết quả của một nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu tại Đại học McGill thực hiện.

Giữa năm 1961 và 2007, lượng thịt tiêu thụ và tổng lượng calo mỗi người hấp thụ tăng lên làm tăng bình quân 38% lượng phốt-pho tính theo đầu người. Nghiên cứu được trình bày trong một bài báo được công bố trực tuyến.

Những thay đổi trong chế độ ăn uống của con người kể từ đầu những năm 1960 đã thúc đẩy một sự gia tăng mạnh về số lượng phốt-pho khai thác được sử dụng để sản xuất thực phẩm trong năm. Đây là kết quả của một nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu tại Đại học McGill thực hiện.

 

Giữa năm 1961 và 2007, lượng thịt tiêu thụ và tổng lượng calo mỗi người hấp thụ tăng lên làm tăng bình quân 38% lượng phốt-pho tính theo đầu người. Nghiên cứu được trình bày trong một bài báo được công bố trực tuyến. Kết quả này đã nêu bật một thách thức lớn cho những nỗ lực quản lý bền vững nguồn cung khai thác phốt-pho, một nguồn tài nguyên không thể tái tạo được sử dụng rộng rãi làm phân bón. Khi phốt-pho bị mất đi thông qua các dòng chảy nông nghiệp và hệ thống thoát nước, nó có thể gây ô nhiễm các đường nước phía hạ lưu. Ngoài ra, do nguồn phốt-pho chủ yếu tập trung ở một số ít quốc gia, điều này dễ gây ra những căng thẳng chính trị.

Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã khám phá ra các hoạt động của con người đã làm thay đổi chu kỳ phốt-pho trong môi trường và quản lý nguồn tài nguyên phốt-pho cần được thay đổi để đảm bảo sự bền vững lâu dài. Nghiên cứu mới đã tìm hiểu sâu hơn về tác động của lương thực thực phẩm tiêu thụ đến cường độ sử dụng phốt-pho trên toàn thế giới. "Kết quả của chúng tôi chứng minh rằng những thay đổi tiêu thụ thực phẩm có thể là một phần quan trọng của chiến lược phát triển bền vững tăng cường quản lý phốt-pho", trưởng nhóm tác giả Geneviève Metsoncho biết. "Đặc biệt, việc giảm tiêu thụ thịt, đặc biệt là thịt bò tại các quốc gia với lượng sử dụng phốt pho lớn sẽ mang lại hiệu quả lớn trong việc quản lý nguồn tài nguyên này”.
 
Các nhà khoa học tính toán lượng phốt-pho sử dụng dựa trên dữ liệu quốc gia hàng năm về thành phần chế độ ăn uống lấy từ Tổ chức Nông Lương thế giới FAO. Họ tính toán tổng lượng phốt- pho sử dụng cho các cây lương thực làm nguồn thức ăn cho con người và động vật từ tỷ lệ sử dụng phân bón do Hiệp hội Phân bón quốc tế cung cấp. Các tác giả cũng xem xét mối quan hệ thống kê giữa phát triển kinh tế và lượng phốt-pho sử dụng, và xây dựng các kịch bản để xem xét tác động của lượng thực phẩm tiêu thụ đến nguồn phốt-pho.
 
Thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tìm hiểu có bao nhiêu phốt pho được sử dụng trong sản xuất lương thực thực phẩm có thể được tái chế và bao nhiêu phốt pho được sử dụng trong sản xuất lương thực thực phẩm hiện đang được tái sử dụng. Chất thải thực phẩm nói chung chưa được tái sử dụng một cách phổ biến, nhưng các chất thải này có thể là một nguồn tài nguyên có giá trị nếu biến thành phân bón hoặc phân hữu cơ sử dụng trong nông nghiệp.
 
Thêm thông tin xin xem tệp đính kèm.

NMT - Mard, theo phys.org.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1921

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD