Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33458019
Nghiên cứu về “siêu chuối” sửa đổi di truyền

Những tiến bộ mới cho phép sửa đổi chính xác hệ gien hiện đang đưa ra khả năng là trái cây và các loại cây trồng khác có thể được cải thiện di truyền mà không cần phải đưa vào các gien ngoài, các nhà nghiên cứu cho biết trong ấn phẩm Trends in Biotechnology của Cell Press xuất bản ngày 13/8. Với nhận thức về điều khiến những công nghệ sinh học mới mẻ và khác biệt, trái cây được sửa đổi di truyền có thể được xã hội chấp nhận nhiều hơn so với các cây trồng biến đổi gien (GMO) đến nay đã nhận được, đặc biệt là ở châu Âu.

 

Những tiến bộ mới cho phép sửa đổi chính xác hệ gien hiện đang đưa ra khả năng là trái cây và các loại cây trồng khác có thể được cải thiện di truyền mà không cần phải đưa vào các gien ngoài, các nhà nghiên cứu cho biết trong ấn phẩm Trends in Biotechnology của Cell Press xuất bản ngày 13/8.

 

Với nhận thức về điều khiến những công nghệ sinh học mới mẻ và khác biệt, trái cây được sửa đổi di truyền có thể được xã hội chấp nhận nhiều hơn so với các cây trồng biến đổi gien (GMO) đến nay đã nhận được, đặc biệt là ở châu Âu. Điều này có thể có nghĩa là các phiên bản sửa đổi về di truyền của cây trồng biến đổi gien như "siêu chuối" tạo ra nhiều vitamin A hơn và táo không chuyển màu nâu khi cắt, là một trong số các đặc điểm mới lạ khác, có thể sẽ xuất hiện trên các kệ hàng.

"Việc tránh đưa vào các gien ngoài khiến cây trồng được sửa đổi di truyền trở nên “tự nhiên” hơn cây trồng biến đổi gien thu được bằng cách đưa vào các gen ngoài", Chidananda Nagamangala Kanchiswamy của Viện Istituto Agrario San Michele ở Ý cho biết.

Chẳng hạn như những thay đổi đối với các đặc tính của trái cây có thể được thực hiện thông qua cải tiến di truyền nhỏ được thiết kế để tăng hoặc giảm số lượng các thành phần tự nhiên mà tế bào thực vật tạo ra. Sửa đổi bộ gien của trái cây ngày nay đã có thể thực hiện được nhờ sự ra đời của các công cụ mới: CRISPR, TALEN, và cũng nhờ những kiến thức sâu rộng và ngày càng được tăng cường về hệ gien trái cây.

Cho đến nay, các công cụ chỉnh sửa vẫn chưa được áp dụng cho việc sửa đổi di truyền của cây ăn quả. Hầu hết các cây ăn quả chuyển gien đã được phát triển bằng cách sử dụng một loại vi khuẩn thực vật để đưa vào các gien ngoài, và chỉ có đu đủ là đã được thương mại hóa một phần bởi quy định nghiêm ngặt tại Liên minh châu Âu (EU). Các nhà nghiên cứu cho biết rằng, cây trồng được sửa đổi gien, thay đổi thông qua việc chèn, xóa, hoặc thay thế các gien được quan tâm hiện có, thậm chí có thể được coi là không biến đổi gien, tùy thuộc vào giải thích của Ủy ban châu Âu và thành viên cơ quan quản lý nhà nước của EU.

Cây ăn quả chỉ là một ví dụ cho hàng tá các ứng dụng trong tương lai có thể thực hiện cho các thực thể sửa đổi di truyền (GEOs), Kanchiswamy và đồng nghiệp của ông cho biết. Điều đó sẽ mở ra cánh cửa cho sự phát triển của các loại cây trồng có chất lượng cao và có lẽ sẽ thừa nhận tính thương mại hóa của chúng ngay cả ở các quốc gia mà cây trồng biến đổi gien cho đến nay vẫn đang bị chỉ trích gay gắt và đang là vấn đề tranh cãi.

"Chúng tôi muốn mọi người hiểu rằng cây trồng nhân giống nhờ công nghệ sinh học không chỉ giới hạn là cây trồng biến đổi gien GMO", ông nói. "Chuyển gien ngoài vào cây trồng là bước đầu tiên để cải tiến cây trồng của chúng ta, nhưng GEOs nổi lên như là một chiến lược “tự nhiên” để sử dụng công nghệ sinh học cho một ngành nông nghiệp bền vững trong tương lai".
 
M.T. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 3013

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD