Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  33463885
Người phụ nữ mê nghiên cứu khoa học nhận giải thưởng tài năng sáng tạo nữ

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Long An trung dũng kiên cường với muôn vàn khó khăn nhưng chị Trần Thị Hồng Thắm, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười luôn tâm niệm rằng “Trên bước đường đi tới, hành lý mang theo là lòng kiên nhẫn và ý chí quyết tâm”. Từ tâm niệm đó đã giúp chị thành công với giải thưởng tài năng sáng tạo nữ do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tối 24/9.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Long An trung dũng kiên cường với muôn vàn khó khăn nhưng chị Trần Thị Hồng Thắm, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười luôn tâm niệm rằng “Trên bước đường đi tới, hành lý mang theo là lòng kiên nhẫn và ý chí quyết tâm”. Từ tâm niệm đó đã giúp chị thành công với giải thưởng tài năng sáng tạo nữ do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tối 24/9.

 

 

Chị Thắm luôn tâm niệm “Trên bước đường đi tới,
hành lý mang theo là lòng kiên nhẫn và ý chí quyết tâm" - Ảnh: TH


Chị kể, vùng quê của chị vốn không được thiên nhiên ưu đãi, người dân quanh năm chăm chỉ làm ăn, nhưng cái nghèo vẫn cứ đeo bám từ đời này qua đời khác. Thấm thía sự cơ cực của kiếp nghèo, năm 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, quê hương Đức Huệ chưa có trường học, chị cùng em trai xa gia đình đến xã Đức Lập (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) đi học. Lúc đó, điều kiện ăn, ở hết sức khó khăn với căn nhà lá tạm bợ không che nổi mưa gió, cơm thì bữa đói bữa no nhưng hai chị em vẫn bám trụ với quyết tâm “Học để đổi đời”. Và ước mơ dần thành hiện thực khi giảng đường Đại học đã mở rộng cánh cửa với chị vào năm 1986.

 

Năm 1991, khi tốt nghiệp Đại học với tâm bằng loại ưu, chị có nhiều sự lựa chọn trong công việc nhưng với hoài bão, ước vọng của tuổi trẻ được nghiên cứu khoa học phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp nên chị đã tình nguyện đến Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười công tác.

 

Chị tâm sự, lúc đó nhiều người hỏi chị sao lại chọn về nơi đó công tác? Bởi lúc đó Trung tâm đóng trên địa bàn vùng sâu, biên giới, không nước sạch, đường đi ngày nắng thì bụi, ngày mưa thì lầy lội. Đó là chưa nói đến ban đêm "muỗi kêu như sáo thổi", bước xuống ruộng "đỉa lềnh tựa bánh canh". Hơn nữa, Đồng Tháp Mười mỗi năm lại có một mùa lũ. Khi lũ về, Trung tâm giống như một hòn đảo giữa biển khơi... Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng lúc đó chị chẳng nghĩ gì, cứ đi theo sự mách bảo của con tim.

 

Đã chọn là làm nên trong suốt quá trình làm việc, chị luôn tích cực học hỏi nâng cao kiến thức khoa học, nhằm tìm ra những giống cây trồng, kỹ thuật canh tác tốt phục vụ sản xuất nông nghiệp. 22 năm gắn bó với Trung tâm, chị Thắm đã trực tiếp chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có nhiều đề tài được áp dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân tránh được tình trạng độc canh cây lúa và yên tâm sản xuất, góp phần giảm nghèo và ổn định trật tự xã hội tại địa phương. Đặc biệt, đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác đay phục vụ vùng nguyên liệu sản xuất bột giấy ở Đồng Tháp Mười, qua nghiệm thu đã đạt giải xuất sắc và được triển khai tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.

 

Một đề tài khác “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để phát triển cây mè (cây vừng - PV) trong cơ cấu luân canh tăng vụ trên vùng đất xám trồng lúa Đồng Tháp Mười” được nông dân đánh giá rất cao. Đề tài không chỉ làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế từ 700 - 1.000 ha mè/năm, năng suất đạt từ 700 - 1.000 kg/ha; nông dân sản xuất mè lãi từ 10.000.000 đồng - 17.000.000 đồng/ha mà còn có giúp người nông dân tránh tình trạng độc canh cây lúa trong nhiều năm và góp phần tăng thêm một vụ trong năm, giúp người nông dân giảm nghèo và ổn định trật tự xã hội tại địa phương...

 

Bên cạnh công tác nghiên cứu khoa học, chị Thắm đã trực tiếp chuyển giao kỹ thuật cho hàng ngàn lượt nông dân thông qua các hình thức như: tập huấn kỹ thuật, tọa đàm trao đổi trực tiếp với nông dân, hội thảo đầu bờ, biên soạn tài liệu..., với nhiều chủ đề như: kỹ thuật canh tác lúa trên đất xám và đất phèn; canh tác đay sản xuất bột giấy; canh tác bắp trên đất phèn..., giúp người nông dân gặt hái nhiều kết quả tốt trên mảnh đất, thửa ruộng của chính mình.

 

 

 Chị Trần Thị Hồng Thắm nhận giải thưởng Tài năng sáng tạo nữ tối 24/9 - Ảnh: TH


Ngoài trực tiếp chủ nhiệm các đề tài trên, chị Thắm còn tham gia nghiên cứu các đề tài cấp bộ, địa phương và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tặng Kỷ niệm chương, Bằng khen, Giấy khen... Song song việc nước thì việc nhà chị cũng vẹn toàn, nhiều năm liền được công nhân là “giỏi việc nước, đảm việc nhà”...

 

Đồng Tháp Mười giờ đây đang từng ngày thay da, đổi thịt, trong đó có sự đóng góp của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười do chị và Ban Giám đốc điều hành. Trước tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, chị tâm niệm mỗi người trong trung tâm cần phải tiếp tục nghiên cứu nhiều hơn nữa nhằm đa dạng hóa các sản phẩm cây trồng, luân canh tăng vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nghiên cứu về nông nghiệp sinh thái, đẩy mạnh chuyển giao khoa học thông qua các mô hình, tập huấn, hội thảo..., nhằm tiếp tục góp phần đưa vùng Đồng Tháp Mười phát triển một cách hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu./.

 

Thu Hà - ĐCSVN

Trở lại      In      Số lần xem: 1306

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD