Nguồn gốc và lịch sử phát triển |
Cây sắn (khoai mì) tên khoa học là Manihot esculenta Craz, tiếng Anh gọi là cassava, manioc, tiếng Pháp gọi là manioc, tiếng Tây Ban Nha gọi là yuca hoặc madioca, tiếng Việt phổ thông gọi là sắn, vùng Nam Bộ gọi là khoai mì, củ mì để phân biệt với củ sắn-củ đậu |
Cây sắn (khoai mì) tên khoa học là Manihot esculenta Craz, tiếng Anh gọi là cassava, manioc, tiếng Pháp gọi là manioc, tiếng Tây Ban Nha gọi là yuca hoặc madioca, tiếng Việt phổ thông gọi là sắn, vùng Nam Bộ gọi là khoai mì, củ mì để phân biệt với củ sắn-củ đậu. Có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của Brasil thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại khoai mì trồng và hoang dại (De Candolle, 1886; Rogers, 1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh khoai mì trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965).
Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16. Tài liệu nói tới khoai mì ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558. Ở châu Á, khoai mì được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G. Rajendran et al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy, 1992). Sau đó, khoai mì được trồng ở Trung Quốc, Myanma và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping 1992. U Thun Than 1992). Cây khoai mì được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, 1991). Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên.
Nguồn:http://vi.wikipedia.org
Nguồn gốc
Cây sắn (Manihot esculenta) là cây trồng rất quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Năm 1772, Raynal đưa ra ý kiến cho rằng sắn có nguồn gốc ở châu Phi. Nhiều tác giả, đặc biệt là Crantz (1766) cho rằng cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ- La-tinh và đã được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT,1993). Sau đó, một số tác giả khác như: Humboldt, brown, Moreaude Jonnes, Saint-Hilaire và Decandolle lại khẳng định nguồn gốc của cây sắn ở châu Mỹ. Đến nay các nhà khoa học đã thống nhất quan điểm và đi đến khẳng định nguồn gốc của cây sắn ở châu Mỹ, với trung tâm phát sinh của nó nằm ở Đông Bắc Braxin, còn các địa điểm ở Trung Mỹ và Mêhico là những trung tâm phân hóa phụ. Hiện nay sắn được trồng hầu hết ở các nước nhiệt đới từ 30 độ vĩ Bắc đến 30 độ vĩ Nam, tập trung nhiều ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á và châu Úc.
Ở châu Phi, cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa vào khoảng giữa thế kỷ 16, tuy nhiên, cây sắn chỉ thực sự phát triển ở châu lục này vào khoảng thế kỷ 19, nhờ các nô lệ được phóng thích đã mang theo các kỹ thuật canh tác, chế biến và sử dụng sắn.
Ở Ấn Độ Dương, sắn được du nhập vào đảo Bourbon và llede France vào các năm 1738-1739. Từ đó, sắn được đưa sang Madagascar năm 1875, Xiri Lanca năm 1786, rồi từ đó sang Calcuta năm 1794 (Psilvestre và M.Arraudeau).
Ở châu Á, sắn được du nhập vào Sri Lanka và Calcuta vào cuối thế kỷ 18. Một quan điểm khác lại cho rằng sắn được người Bồ Đào Nha ở Goa (Ấn Độ) và người Tây Ban Nha ở Philippines du nhập vào châu Á từ thế kỷ 16. Cũng như ở châu Phi, cây sắn thực sự được phát triển ở châu Á từ thế kỷ 19.
Ở châu Úc, sắn được trồng từ đầu thế kỷ 20, bắt đầu từ bang Queensland.
Ở châu Âu và Liên Xô cũ hầu như không phát triển nghề trồng sắn.
Sắn được trồng trên 90 quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới, là nguồn lương thực, thực phẩm của gần 500 triệu người. Hiện nay chiến lược sắn toàn cầu đang tôn vinh giá trị cạnh tranh cao của cây sắn so với nhiều loại cây trồng khác, như tính thích ứng rộng, hướng sử dụng đa dạng (tinh bột và tinh bột biến tính, sắn lát, sắn viên để sử dụng trong công nghệ thực phẩm, dược phẩm, thức ăn gia súc và nguyên liệu sinh học). Chỉ tính riêng từ tinh bột sắn đã có thể tới 34 hướng sử dụng khác nhau (IFAD, FAO năm 2000). |
Trở lại In Số lần xem: 9387 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|