Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  11
 Số lượt truy cập :  33448702
Ôx-trây-li-a lai tạo giống cây bạch đàn cho sản lượng dầu bạch đàn cao hơn

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Melbourne đã nghiên cứu lai tạo ra các giống cây bạch đàn cho sản lượng dầu bạch đàn cao hơn. Các giống cây này được đặc biệt lựa chọn để tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng và tốc độ sản sinh dầu.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Melbourne đã nghiên cứu lai tạo ra các giống cây bạch đàn cho sản lượng dầu bạch đàn cao hơn. Các giống cây này được đặc biệt lựa chọn để tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng và tốc độ sản sinh dầu.

 

Dầu khuynh diệp là một sản phẩm tiêu dùng phổ biến ở Ôx-trây-li-a. Đây là sản phẩm bản địa đầu tiên được xuất khẩu ra nước ngoài và từ đó được sử dụng làm nước hoa hoặc dược phẩm. Tuy nhiên, việc sản xuất các sản phẩm mang tính biểu tượng của Ôx-trây-li-a đã mở rộng ra các nước khác trong những năm gần đây. Trung Quốc hiện là nhà sản xuất dầu khuynh diệp lớn nhất cho thị trường toàn cầu.

Để tăng sản lượng dầu bạch đàn tại Ôx-trây-li-a, Giáo sư Ian Woodrow và nhóm nghiên cứu của ông thuộc Khoa Thực vật học đã đánh giá hàng ngàn cây thuộc giống bạch đàn Blue, một loài bạch đàn tự nhiên cho lượng dầu lớn với chất lượng cao và chọn những cây tốt nhất cho chương trình nhân giống. Đây không chỉ là những cây cho lượng dầu lớn chất lượng tốt mà còn có tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả sử dụng nước cao.

Các nhà nghiên cứu đã chọn 20 cây có những đặc điểm vượt trội và sau đó thực hiện việc nhân bản các cây này. Giáo sư Woodrow và các đồng nghiệp của ông đã phát triển một kỹ thuật nuôi cấy mô mới để sao chép các cây này và thông qua việc sử dụng các vườn nhân giống vô tính, họ đã tạo ra 3 triệu cây giống bạch đàn thế hệ đầu tiên. Những cây này được trồng ở phía tây bắc Victoria và sẽ sẵn sàng cho thu hoạch trong năm tới.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu nhận thấy tốc độ tăng trưởng của giống bạch đàn mới cao hơn nhiều so với giống bạch đàn mọc tự nhiên. Dự tính, giống bạch đàn mới sẽ cho sản lượng dầu cao hơn với chất lượng tốt hơn khi thu hoạch.

Cây bạch đàn là cây bản địa của Ôx-trây-li-a, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành sản xuất giấy, gỗ, tinh dầu khuynh diệp và là nguồn nhiên liệu sinh học lớn. Gần 80% rừng ở Ôx-trây-li-a là rừng bạch đàn. Hiện bạch đàn đã trở thành cây gỗ cứng được trồng nhiều nhất ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Thế giới có hơn 700 loài bạch đàn, hầu hết là loài bản địa tại Ôx-trây-li-a và một số nhỏ được tìm thấy ở Niu Ghi-nê và In-đô-nê-si-a và một ở vùng viễn bắc Phi-lip-pinvà Đài Loan. Các loài bạch đàn đã được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Trung Quốc và bán đảo Ấn Độ.

Nguyễn Minh Thu - Mard, theo phys.org
Trở lại      In      Số lần xem: 1015

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD