Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33465511
Phân lập và nhận diện vi khuẩn vùng rễ kích thích sự sinh trưởng (PGPR) từ một số loại rau ăn lá trồng tại TP. Cần Thơ

Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận việc ứng dụng PGPR trong trồng trọt làm tăng sức đề kháng và năng suất của các loại cây trồng khác nhau trong cả điều kiện bình thường và bất lợi. Các nhà khoa học thuộc Viện NC & PT Công nghệ Sinh học và Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ đã xác định mục tiêu nghiên cứu là phân lập và nhận diện vi khuẩn vùng rễ kích thích sự sinh trưởng trên cây rau ăn lá trồng tại Cần Thơ.

Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận việc ứng dụng PGPR trong trồng trọt làm tăng sức đề kháng và năng suất của các loại cây trồng khác nhau trong cả điều kiện bình thường và bất lợi.



 

Các nhà khoa học thuộc Viện NC & PT Công nghệ Sinh học và Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ đã xác định mục tiêu nghiên cứu là phân lập và nhận diện vi khuẩn vùng rễ kích thích sự sinh trưởng trên cây rau ăn lá trồng tại Cần Thơ.

 

Bảy mươi sáu dòng vi khuẩn được phân lập từ 25 mẫu đất vùng rễ của 13 loài rau ăn lá trồng tại 6 quận-huyện của Cần Thơ. Trong đó, 48 dòng có cả 3 đặc tính tốt như cố định đạm, hòa tan lân và tổng hợp IAA; với 5 dòng (NBT625, NPD721, NPD855, NOM131 và NBT613) có khả năng cố định đạm, hòa tan lân cao (0,80-2,21 mg/L NH4 +, 27,82-50,63 mg/L P2O5) và 3 dòng (PBT622, POM112 và POM222) có khả năng tổng hợp IAA cao (7,82-8,25 mg/L). Kết quả khảo sát khả năng sản xuất siderophores, có 7/8 dòng tạo được vòng sáng và làm đổi màu môi trường CAS. Sáu dòng vi khuẩn này được chọn để nhận diện với cặp mồi 27F và 1492R và giải trình tự gen 16S rRNA, so sánh với gen 16S rRNA của vi khuẩn trong GenBank bằng chương trình BLAST N. Kết quả cho thấy dòng NBT613 tương đồng 99% với dòng GQ181060 Agrobacterium tumefaciens BLN4, dòng NPD855 tương đồng 99% với dòng KC934864 Ensifer adhaerens M27 và JQ322555 Sinorhizobium meliloti CHW10B, dòng PBT622 tương  đồng 97% với dòng KF358257 Acinetobacter calcoaceticus L14, dòng POM112 tương đồng 97% với dòng JQ923444 Achromobacter xylosoxidans BL6, dòng NBT625 tương đồng 98% với dòng KF870446 Rhizobium sp. LS-079, và dòng NPD721 tương đồng 99% với dòng KC833504 Burkholderia sp. TCP30, và 5 dòng vi khuẩn được chọn đánh giá hiệu quả của chúng trên rau ăn lá trong chậu và ngoài đồng trừ dòng POM112.

 

Ntbtra – canthostnews, theo TC KH Đại học Cần Thơ (số 35 - 2014).

 

Trở lại      In      Số lần xem: 2250

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD