Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33449100
Phân tích liên kết giữa locus SPR3 và gen Pi45(t), đánh giá các tính trạng liên quan đến năng suất lúa thông qua các dòng NILs (Near Isogenic Lines) từ tổ hợp lai japonica

Mặc dù các giống lúa cổ truyền và các quần thể lúa hoang biểu hiện được đa dạng di truyền khá lớn, nhưng nội dung chuyển các gen có ích vào lúa cải tiến vẫn bị ách tắc do hiện tượng “linkage drag” (những liên kết bất lợi với tính trạng nông học xấu đi kèm theo). Trong nghie6nj cứu này, locus đã được xác định trước đây kháng bệnh đạo ôn là Pi45(t) từ tổ hợp lai giữa ‘Ilpumbyeo’ và ‘Moroberekan’ có liên kết giữa tính trạng bông xòe do locus SPR3 điều khiển.

Tạp Chí Plant Breed. Biotech. 2014;2:117-125

Published online June 30, 2014 (http://dx.doi.org/10.9787/PBB.2014.2.2.117)

 

TÓM TẮT

 

Mặc dù các giống lúa cổ truyền và các quần thể lúa hoang biểu hiện được đa dạng di truyền khá lớn, nhưng nội dung chuyển các gen có ích vào lúa cải tiến vẫn bị ách tắc do hiện tượng “linkage drag” (những liên kết bất lợi với tính trạng nông học xấu đi kèm theo). Trong nghie6nj cứu này, locus đã được xác định trước đây kháng bệnh đạo ôn là Pi45(t) từ tổ hợp lai giữa ‘Ilpumbyeo’ và ‘Moroberekan’ có liên kết giữa tính trạng bông xòe do locus SPR3 điều khiển. Sử dụng chỉ thị phân tử InDel4RM17579 liên kết với gen Pi45(t)SPR3, theo thứ tự, khoảng cách giữa hai loci là 6,9cM. Điều ấy chứng tỏ rằng liên kết khá chặt chẽ, nhưng liên kết chưa hoàn toàn và tạo ra cơ hội để sử dụng Pi45(t) phục vụ cải tiến giống lúa mà không có SPR3. Hai nhóm di truyền dựa trên cơ sở locus SPR3 đã được kết hợp lại; dạng bông túm CLP (closed panicle) và dạng bông xòe SPR, với các dòng đồng hợp tử kế thừa alen của giống Ilpumbyeo và Moroberekan, theo thứ tự. So sánh giữa các tính trạng thuộc nhóm di truyền CLP và SPR cho thấy khối lượng 1000 hạt giảm, chiều dài hạt giảm và số hạt trên bông tăng, số nhánh gié thứ cấp tăng trong nhóm SPR. Điều này phản biện lại việc chọn dòng không có SPR3 không rõ ràng trong khi các loci qui định tính trạng số lượng liên kết với cả hai SPR3 hoặc Pi45(t). Đánh giá lại các tính trạng như vậy bằng các dòng tái tổ hợp tại hai loci sẽ rất cần thiết để làm rõ nội dung này.

 

GS. Bùi Chí Bửu lược dịch.

Hình 1. Thể hiện trên biểu đồ của nhiễm sắc thể số 4

(A) NIL-QTL và (B) ‘Ilpumbyeo’ trong nghiên cứu này, cho thấy những vị trí tương đối của gen Pi45(t) SPR3, cũng như những chỉ thị phân tử tương ứng. Không có đoạn phân tử nào khác được đưa vào Moroberekan  có trên 11 nhiễm sắc thể còn lại. Vùng du nhập đoạn phân tử đích bắt đầu ở đoạn phân tử 31,5 Mbp rồi chạy xuống dần đầu telomere của nhiễm sắc thể.

Trở lại      In      Số lần xem: 1236

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD