Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33464849
Phát hiện mới về ruồi giấm gây hại

Theo kết quả của một nỗ lực nghiên cứu toàn cầu, bốn trong số các loài sâu hại nông nghiệp có khả năng phá hủy mạnh nhất thế giới trên thực tế lại là một loài và cùng một loại ruồi giấm. Phát hiện này sẽ dẫn đến việc nới lỏng các hạn chế thương mại quốc tế và hỗ trợ những nỗ lực nhằm chống lại khả năng sinh sản của loài sâu hại này. Nghiên cứu cho thấy, ruồi giấm phương Đông, ruồi giấm Phi-lip-pin và ruồi giấm đu đủ châu Á đều thuộc một loài sinh vật có tên khoa học là Bactrocera dorsalis, gây thiệt hại nặng nề đối với ngành công nghiệp rau quả và an ninh lương thực ở châu Á, châu Phi, khu vực Thái Bình Dương và nhiều nơi ở Nam Mỹ.

Theo kết quả của một nỗ lực nghiên cứu toàn cầu, bốn trong số các loài sâu hại nông nghiệp có khả năng phá hủy mạnh nhất thế giới trên thực tế lại là một loài và cùng một loại ruồi giấm. Phát hiện này sẽ dẫn đến việc nới lỏng các hạn chế thương mại quốc tế và hỗ trợ những nỗ lực nhằm chống lại khả năng sinh sản của loài sâu hại này.

 

Nghiên cứu cho thấy, ruồi giấm phương Đông, ruồi giấm Phi-lip-pin và ruồi giấm đu đủ châu Á đều thuộc một loài sinh vật có tên khoa học là Bactrocera dorsalis, gây thiệt hại nặng nề đối với ngành công nghiệp rau quả và an ninh lương thực ở châu Á, châu Phi, khu vực Thái Bình Dương và nhiều nơi ở Nam Mỹ.

Nỗ lực hợp tác quốc tế với sự tham gia của gần 50 nhà nghiên cứu từ 20 nước trên thế giới, bắt đầu vào năm 2009 cùng với sự phối hợp của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Nỗ lực hợp tác được thực hiện theo một cách tiếp cận tích hợp, kiểm tra bằng chứng trên nhiều lĩnh vực. Khả năng xác định chính xác sâu hại là trọng tâm của quản lý sâu bệnh, bao gồm các biện pháp kiểm dịch hoặc cấm áp dụng trong các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm được giao dịch trên phạm vi toàn cầu như rau, quả.

Theo Jorge Hendrichs từ Cơ quan Kỹ thuật hạt nhân trong thực phẩm và nông nghiệp của FAO/IAEA, loại trừ ruồi giấm gây hại là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Phát hiện của nghiên cứu đồng nghĩa với những hạn chế thương mại có liên quan đến ruồi giấm phương Đông sẽ biến mất trong các trường hợp có sự xuất hiện của ruồi giấm ở cả quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu.

Tác giả đứng đầu nghiên cứu, Mark Schutze từ Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác An toàn sinh học thực vật (PBCRC) và trường Đại học Công nghệ Queensland (QUT) cho biết: “Thành quả này có ý nghĩa lớn đối với lĩnh vực an toàn sinh học thực vật toàn cầu, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển ở châu Phi và châu Á. Ví dụ, ruồi giấm phương Đông đã phá hủy ngành rau quả châu Phi với tổn thất hơn 80% và dẫn đến những hạn chế lan rộng về thương mại với sự từ chối các đơn hàng xuất khẩu sang châu Á, châu Âu và Nhật Bản, ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế, xã hội của cộng đồng nông nghiệp”.

Phát hiện của nghiên cứu cũng sẽ đơn giản hóa các kỹ thuật như sử dụng con đực vô trùng giao phối với con cái để ngăn chặn quá trình sinh sản. Một hình thức kiểm soát sinh sản, kỹ thuật vô trùng côn trùng liên quan đến giải thoát ruồi đực đã được khử trùng bằng liều thấp bức xạ vào các khu vực nhiễm khuẩn, nơi chúng giao phối với những con cái hoang dã. Điều này không tạo ra con, nhờ đó kỹ thuật này có thể ngăn chặn nếu được áp dụng một cách có hệ thống trên cơ sở diện tích rộng, quần thể ruồi hoang dã thân thiện với môi trường. Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học và Nông nghiệp FAO/IAEA đã chứng minh rằng, bốn loài ruồi giấm giao phối tự do, có nghĩa là thay vì sử dụng con đực từ bốn loài khác nhau, sinh sản hàng loạt con đực phương Đông vô trùng của ruồi giấm này có thể được sử dụng để chống lại các quần thể khác nhau của loài sâu hại này.

Phát hiện của nghiên cứu hợp tác giữa FAO/IAEA đăng trên tạp chí Systematic Entomology chứng minh rằng, bốn loài, trước đây được xem là bốn loài ruồi giấm khác biệt, nay được kết hợp làm một dưới tên khoa học Bactrocera dorsalis – ruồi giấm phương Đông.
 
L.A - Mard, theo FAO.
Trở lại      In      Số lần xem: 1520

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD