Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33364471
Phát hiện ra nguyên nhân vì sao hệ thống biên tập gen CRISPR đôi khi bị hỏng hóc

Cuộc các mạng biên tập gen CRISPR diễn ra chưa tới một thập kỷ và các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu cách tốt nhất để triển khai kỹ thuật đột phá này. Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Illinois ở Chicago gần đây mới phát hiện ra nguyên nhân vì sao kỹ thuật này thi thoảng vẫn gặp sự cố, hé lộ một sự hiểu biết mới lạ về quy trình mới này với hy vọng sẽ làm cho các nghiên cứu tương lai có hiệu lực và hiệu quả hơn.

Cuộc các mạng biên tập gen CRISPR diễn ra chưa tới một thập kỷ và các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu cách tốt nhất để triển khai kỹ thuật đột phá này. Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Illinois ở Chicago gần đây mới phát hiện ra nguyên nhân vì sao kỹ thuật này thi thoảng vẫn gặp sự cố, hé lộ một sự hiểu biết mới lạ về quy trình mới này với hy vọng sẽ làm cho các nghiên cứu tương lai có hiệu lực và hiệu quả hơn.

 


CRISPR được biết vẫn thất bại trong khoảng 15% số lần và nghiên cứu mới vừa khám phá ra nguyên nhân vì sao điều này lại diễn ra và cách sửa lỗi (Ảnh: Yur4you/Depositphotos)

 

Quy trình biên tập gen CRISPR được biết bị hỏng hóc trong khoảng 15% số lần. Việc hỏng hóc ngẫu nhiên đó đến nay vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học làm việc thường xuyên với kỹ thuật. Khi kỹ thuật hoạt động đúng cách, một enzyme có tên Cas9 là thứ chủ động tạo vết cắt ở một vị trí mong muốn trên sợi DNA. Sau cắt xong, một tuần tự mong muốn mới sẽ được thêm vào hoặc một phần không mong muốn sẽ đơn giản bị loại bỏ và 2 điểm cắt đó sẽ tự dính lại với nhau.

 

Nghiên cứu mới hé lộ rằng quy trình CRISPR thất bại do enzyme Cas9 dính hiệu quả vào điểm cắt DNA, ngăn cản quá trình sửa chữa DNA sau đó.

 

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khi các polymerase RNA va chạm với Cas9, chúng có thể buộc enzyme này đi ra ngoài. Điều này có nghĩa rằng lựa chọn sợi phù hợp có thể cải thiện đáng kể hiệu quả của kỹ thuật biên tập bộ gen này.

 

“Tôi bị sốc vì rằng đơn giản chọn sợi DNA này thay vì sợi kia lại có tác dụng biên tập bộ gen mạnh mẽ như thế. Phát hiện ra cơ chế đằng sau hiện tượng này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách sự tương tác của Cas9 với bộ gen có thể khiến một số nỗ lực biên tập thất bại và khi thiết kế thí nghiệm biên tập bộ gen, chúng ta có thể sử dụng hiểu biết đó để làm lợi cho chúng ta”, Ryan Clarke, tác giả dẫn đầu nghiên cứu mới cho biết.

 

Trong khi dạng phát hiện ra vi cơ chế đó nghe có vẻ hàn lâm thì các nghiên cứu như thế này đang dần dần tích lũy lượng kiến thức mới trong một lĩnh vực non trẻ vẫn còn gần như chưa được khai phá. Phát hiện này có thể giúp tăng tốc thời gian tổng thể mà Cas9 tương tác với sợi DNA để làm cho quá trình hiệu quả hơn.

 

“Nếu chúng ta có thể giảm thời gian Cas9 tương tác với sợi DNA mà giờ chúng ta biết cách xử lí với polymerase RNA, chúng ta có thể sử dụng ít enzyme hơn và hạn chế tiếp xúc. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể có nhiều tiềm năng hơn để hạn chế tác dụng phụ hoặc tác dụng bất lợi vốn có ý nghĩa sống còn với các liệu pháp tương lai mà có thể có tác động đến bệnh nhân”, tác giả cao cấp của nghiên cứu mới Bradley Merril cho biết.

 

LH - Dostdongnai, theo New Atlas.

Trở lại      In      Số lần xem: 1589

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD