Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  33359738
QUY TRÌNH PHÒNG – TRỊ BỆNH CHẬM SINH, SẨY THAI BÒ SỮA (Tác giả: TS. Chung Anh Dũng)

Nguồn gốc tiến bộ kỹ thuật, công nghệ; tiến bộ kỹ thuật này là các kết quả nghiên cứu của đề tài Độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu bệnh sinh sản, viêm vú bò sữa và xác định giải pháp phòng trị”, được thực hiện trong giai đoạn 2004-2006. Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam là cơ quan chủ trì đề tài.

Quy trình này đã được Cục Thú Y công nhận là Tiến bộ kỹ thuật theo quyết định 533 QĐ/TY-KH ngày 25/11/2009

Nguồn gốc tiến bộ kỹ thuật, công nghệ; tiến bộ kỹ thuật này là các kết quả nghiên cứu của đề tài Độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu bệnh sinh sản, viêm vú bò sữa và xác định giải pháp phòng trị”, được thực hiện trong giai đoạn 2004-2006. Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam là cơ quan chủ trì đề tài.

Mục tiêu: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh chậm sinh, sẩy thai bò sữa hiệu quả nhằm giảm thấp tỷ lệ bò bệnh và cải thiện khả năng sinh sản. Sử dụng biện pháp điều trị chính xác và hiệu quả nhằm giảm thấp tỷ lệ bò bị loại thải do sinh sản kém, giảm thiệt hại và tăng thu nhập cho người chăn nuôi bò sữa.

Kết quả sơ lược: Quy trình đã được thử nghiệm áp dụng trên hơn 200 bò cái đang vắt sữa, nuôi tại 13 hộ chăn nuôi bò sữa có quy mô đàn lớn hơn 50 cái sinh sản/hộ tại TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội, Hà Tây. Nhờ giải quyết tốt các bệnh sinh sản nêu trên, thời gian bò thụ thai (trở lại sau khi sinh bê) được rút ngắn đáng kể, từ trung bình là 228 ngày giảm chỉ còn 130 ngày. Tất cả những kết quả trên giúp rút ngắn khoảng cách hai lứa đẻ từ 16,7 tháng xuống còn 13,4 tháng, giảm bớt 3,2 tháng. Khi áp dụng quy trình (cả đời) bò cái sẽ sinh thêm 1 bê và cho thêm 1 chu kỳ sữa. Hiệu quả kinh tế khi áp dụng quy trình: tất cả chi phí phát sinh do áp dụng quy trình này vào khoảng 29.000 đ/con/tháng. Trong khi đó, với sự gia tăng 1 chu kỳ sữa và 1 bê trên cả đời bò cái, đã giúp tăng lợi nhuận khoảng 74.231 đ/con/tháng. Như vậy, trung bình 1 đồng đầu tư cho việc áp dụng quy trình phòng và trị bệnh sinh sản bò sữa đã mang lại 2,5 đồng lợi nhuận.

Trở lại      In      Số lần xem: 16783

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD