Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33457671
Rừng mới không thể hấp thu nhiều cacbon như dự đoán

Do lượng phát thải cacbon tiếp tục tăng, nên các nhà khoa học dự đoán rằng, rừng sẽ phát triển nhanh hơn và lớn hơn, do sự gia tăng cacbon đioxit trong khí quyển - nhiên liệu của quá trình quang hợp. Nhưng một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois ở Urbana-Champaign và Đại học Bristol, Anh Quốc phát hiện ra rằng những dự đoánn này đã ước tính quá mức.

Do lượng phát thải cacbon tiếp tục tăng, nên các nhà khoa học dự đoán rằng, rừng sẽ phát triển nhanh hơn và lớn hơn, do sự gia tăng cacbon đioxit trong khí quyển - nhiên liệu của quá trình quang hợp. Nhưng một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois ở Urbana-Champaign và Đại học Bristol, Anh Quốc phát hiện ra rằng những dự đoánn này đã ước tính quá mức.

 

new forests.jpg

Rừng mới không thể hấp thu nhiều cacbon như dự đoán. (Ảnh lấy từ Internet)

Thông qua việc lập mô hình độ che phủ đất và những thay đổi trong việc sử dụng đất trong tương lai và các yếu tố khác, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy rằng, nhiều khu rừng sẽ không thể hấp thụ nhiều cacbon đioxit như dự đoán bởi vì chúng sẽ thiếu hụt một chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự sinh trưởng của cây, đó là nitơ.

"Rừng hấp thu cacbon từ khí quyển, nhưng để cây có thể cố định cacbon, thì nó đòi hỏi một số lượng nitơ nhất định", Prasanth Meiyappan, người tiến hành nghiên cứu với giáo sư khoa học khí quyển Atul Jain, phối hợp với Joanna House, giảng viên địa lý đại học Bristol, cho biết. "Nếu tỷ lệ cacbon/nitơ này không đúng, thậm chí nếu bạn thêm nhiều lần cacbon hơn so với hiện nay nó có, thì rừng cũng không thể hấp thụ cacbon dư thừa".

Bài nghiên cứu tập trung xem xét cái được gọi là "rừng thứ cấp" – là những khu vực tái trồng rừng sau khi phá rừng, khai thác gỗ và cháy rừng.

"Hầu hết đất có rừng trên Trái đất là rừng thứ cấp", Jain cho biết. "Khi đất rừng ban đầu bị xáo trộn, thì phần lớn nitơ trong đất được giải phóng vào khí quyển, làm cho sự tăng trưởng trong các khu vực này chậm đi".

"Cacbon bị mất từ ​​một khu rừng trong thời gian thu hoạch, hoả hoạn có thể thay thế theo thời gian nếu rừng mọc lại, vì vậy sự mất mát cacbon ròng là tối thiểu. Nếu sự tái sinh rừng bị hạn chế do thiếu nitơ, thì khí thải cacbon ròng sẽ cao hơn", House cho biết.

Một vấn đề khác làm trầm trọng thêm sự hạn chế nitơ là việc lấy đi vật chất thực vật để đốt. Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu đã dự đoán rằng, năng lượng sinh học sẽ là cần thiết để đáp ứng sự gia tăng đáng kể về mức tiêu thụ năng lượng của thế giới đồng thời hạn chế lượng khí thải cacbon đioxit. Lâm sản và phế phẩm - lá và các nhánh cây dưới tán - và sự gia tăng phạm vi rừng khai thác gỗ sẽ là một yếu tố lớn trong việc đáp ứng những nhu cầu năng lượng này.

"Các phế phẩm phân hủy theo thời gian và giải phóng nitơ cho cây", Jain cho biết. "Bằng cách lấy nó ra, nó sẽ tiếp tục làm nghiêng cán cân nitơ-cacbon trong tương lai".

Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy rằng, do hầu hết các mô hình khí hậu trong đó có các dự đoán của IPCC không đưa vào xem xét ảnh hưởng của nitơ, nên đã đánh giá thấp lượng khí thải cacbon ròng thế kỷ 21 trong ngành đất đai ít nhất 90 phần trăm, và nhiều nhất là 150 phần trăm.

"Nếu lượng khí thải ròng trên đất liền bị đánh giá thấp, thì nó có nghĩa là sẽ cần phải thực hiện hành động giảm thiểu mạnh mẽ hơn nữa trong các ngành khác như ngành năng lượng để đáp ứng cùng một mục tiêu giảm thiểu". House nói

Jain cho biết báo cáo mới nhất của nhóm thảo luận về tầm quan trọng của sự tương tác giữa chu kỳ nitơ và cacbon ra sao, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên định lượng sự tương tác này ảnh hưởng ra sao đến lượng khí thải khi sự che phủ đất và việc sử dụng đất thay đổi.

"Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ kích hoạt một cuộc thảo luận về tầm quan trọng của các mô hình khí hậu trong việc xem xét sự hạn chế nitơ khi đánh giá sức mạnh của sự hấp thu cacbon của đất trong tương lai, cho báo cáo IPCC tiếp theo", Meiyappan cho biết. Ông cho biết thêm rằng, khi có nhiều mô hình hơn, thì IPCC có thể lấy trung bình chúng và đưa ra những dự báo phát thải có khả năng nhất và phù hợp nhất.

NASA, Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ, Bộ Năng lượng Mỹ và Quỹ Leverhulme tài trợ nghiên cứu này.

Thanh Vân - Dostdongnai, theo Eurekalert.

Trở lại      In      Số lần xem: 881

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD