Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33361442
Sâu xanh đục trái

Tên khoa học: Helicoverpa armigera

Họ Ngài Đêm: Noctuidae

Bộ Cánh Vảy: Lepidopera

Đặc điểm hình thái sâu xanh

* Vòng đời: Vòng đời trung bình của sâu xanh từ 28 - 50 ngày

- Trứng: 2-7 ngày

- Sâu non: 14-25 ngày

- Nhộng: 10-14 ngày

- Trưởng thành: 2-5 ngày

 

Ấu trùng sâu xanh gây hại bắp, lá đậu, trái cà chua.

 

Thành trùng, trứng sâu xanh.

 

Sâu xanh đục quả (Helicoverpa armigera - noctuidae).

 

Bướm thân dài 18-20mm, sải cánh rộng 30-35mm, màu nâu nhạt, trên cánh trước có các đường vân rộng màu xanh thẵm.

 

Trứng hình bán cầu, lúc đầu trắng sau chuyển màu nâu, trên bề mặt có nhiều đường gân dọc. Trưởng thành (bướm) đẻ trứng rải rác trên các bộ phận non của cây bông như lá non, nụ... Một con bướm có thể đẻ từ 800-2800 trứng.

 

Sâu xanh non có màu xanh lá cây, hồng nhạt hoặc nâu thẫm, trên thân có sọc đen mờ, đẫy sức dài 40mm. Nhộng màu nâu, dài 18-20mm, cuối bụng có 2 gai song song.

 

Sâu trưởng thành chui ra khỏi quả để hóa nhộng trong lớp đầt sâu 5-10cm. Sâu trưởng thành hoạt động vào ban đêm hoặc chiều tối sức bay khỏe và xa và có thể đẻ 1.000 quả trứng, trứng đẻ riêng từng quả, thường ở mặt trên của lá non, nụ hoa và gần quả. Sâu thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa rộ và tạo quả.

 

Biện pháp phòng trừ sâu xanh hại đậu

 

+ Thường xuyên quan sát ruộng đậu, nhất là từ sau khi trồng đến 1 tháng tuổi lá chưa giao nhau, để phát hiện ổ trứng và kịp thời ngắt bỏ.

 

+ Sâu có khả năng kháng thuốc cao nên rất khó trị bằng các lọai thuốc sâu thông thường. Nên bắt sâu bằng tay kết hợp với việc phun thuốc, đặc biệt là lọai gốc cúc tổng hợp (Pyrethroids) vì có biệt tính cao lại mau phân hủy trong đất. Loài sâu này thường hay bị một loại siêu vi khuẩn (vi rút) thuộc nhóm NPV tấn công ở ngoài đồng.

 

+ Tránh trồng xen canh với bắp, cà chua, thuốc lá vì đều là cây ký chủ của chúng. Sau mỗi vụ nên xới đất rồi phơi ải một thời gian để diệt nhộng của sâu còn ẩn lại trong đất.

 

+ Khi cần thiết, dùng các loại thuốc như SAUTIU 1,8 và 3,6EC, ANITOX 50SC, ACE 5EC, CAGENT 5SC và 800WP để phòng trị. Các loại thuốc mới thuộc gốc sinh học như MUSKARDIN (nấm Beauveria bassiana), Emamectin, Spinosad, Spinetoram.

Trở lại      In      Số lần xem: 2586

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD