Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  37
 Số lượt truy cập :  33365042
Sử dụng mô hình tưới cho cây trồng (Aquacrop) trên đất phù sa trồng lúa ở ĐBSCL

Ở vùng đồng bằng, lúa là cây trông chính. Ngày nay, dưới áp lực của tăng trưởng dân số, sản xuất lúa gạo cần phải được tăng lên để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, gia tăng sản xuất lúa gạo sẽ phải dựa vào canh tác có tưới. Tuy nhiên, nguồn nước ngọt đang bị đe dọa không chỉ do sự cạnh tranh từ nguồn sử dụng khác mà còn do ô nhiễm từ chất thải công nghiệp, nông nghiệp vô cơ và xâm nhập mặn.

Ở vùng đồng bằng, lúa là cây trông chính. Ngày nay, dưới áp lực của tăng trưởng dân số, sản xuất lúa gạo cần phải được tăng lên để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, gia tăng sản xuất lúa gạo sẽ phải dựa vào canh tác có tưới. Tuy nhiên, nguồn nước ngọt đang bị đe dọa không chỉ do sự cạnh tranh từ nguồn sử dụng khác mà còn do ô nhiễm từ chất thải công nghiệp, nông nghiệp vô cơ và xâm nhập mặn. Vì vậy, việc sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn nước ngọt là rất quan trọng với an ninh lương thực quốc gia.

 

 

Mặc dù rất khó xác định lượng nước cần thiết cho cây trồng do mối quan hệ phức tạp trong hệ thống đất-cây-khí hậu. Tuy nhiên, các mô hình mô phỏng có thể giúp tìm hiểu mối tương quan trong hệ thống này. Trong những năm gần đây, mô hình mô phỏng đã được sử dụng rộng rãi để tìm hiểu các giải pháp cho vấn đề quản lí nước. Dựa vào các kịch bản quản lí nước người ta có thể chọn được các giải pháp sử dụng nước hiệu quả.

Nghiên cứu được các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm mục đích thẩm định mô hình tưới cho cây trồng (AquaCrop) trong điều kiện đất trồng lúa có tưới tại Cai Lậy - Tiền Giang; xác định ảnh hưởng của các biện pháp tưới nước và mùa vụ trồng đến năng suất lúa và đánh giá hiệu quả sử dụng nước của các mô hình tưới.

Mô hình AquaCrop được thẩm định trong điều kiện đất trồng lúa vụ đông xuân tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, vụ đông xuân 2011-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số xác định (R2) giữa mô phỏng và thực tế đạt được về sinh khối và ẩm độ đất theo thứ tự là 0,96 và 0,88. Các chỉ số thống kê khác như  RMSE, NRMSE, EF đều cho thấy kết quả thẩm định tương thích với thực tế.

Mô phỏng cho thấy tưới tiết kiệm là biện pháp tưới hiệu quả vì nó cho năng suất lúa tương đương vói điều kiện tưới theo nông dân (6,5 tấn/ha), trong khi lượng nước tưới theo chế độ tưới nước tiết kiệm (457,5 mm) lại thấp hơn 17% so với lượng nước theo chế độ tưới của nông dân (551 mm).

Mô phỏng trong điều kiện có đủ nước tưới ở vùng này, trồng lúa vụ đông xuân sẽ cho năng suất lúa cao hơn so với trồng lúa vụ thu đông.

ntbtra - Canthostnews, theo Tạp chí NN & PTNT.

Trở lại      In      Số lần xem: 1450

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD