Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33330948

Thứ ba, 10-12-2013 | 14:25:01

Từ năm 2009 đến 2011, Trung tâm Hưng Lộc đã thu thập, lưu giữ  và đánh giá được 855 dòng ngô nếp; 42 dòng nếp ngọt. Kết quả thử khả năng kết hợp và lai tạo được 329 tổ hợp lai. Khảo sát đánh giá và tuyển chọn được 21 tổ hợp lai ưu tú, những tổ hợp lai này có các đặc điểm: thời gian sinh trưởng 76- 79 ngày, tương đương với đối chứng MX10 và Tím dẻo 926; có hương vị thơm ngon và có độ dẻo tương đương đối chứng MX10. Xác định được 5 tổ hợp lai triển vọng nhất là VK6; VK10; VK24; VK36 và VK37.

Thứ tư, 17-02-2016 | 08:42:24

Bệnh đốm lá trên nhóm rau họ thập tự với triệu chứng bệnh điển hình là đốm xanh giot dầu, sũng nước, hơi lõm so với bề mặt lá do vi khuẩn Xanhthomonas sp. gây ra. Bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm đáng kể, đặt biệt trong giai đọan mùa mưa.

Thứ tư, 17-02-2016 | 09:09:30

Đất xám là nhóm đất chính ở Đồng Tháp Mười, chiếm 16,10% tổng diện tích. Phần lớn trên đất này chỉ sản xuất 2 vụ lúa Đông Xuân -lúa Hè Thu. Thời gian đất bỏ hóa giữa 2 vụ khoảng  70 - 90 ngày. Mè là cây trồng cạn ngắn ngày, luân canh tăng vụ tốt trong cơ cấu lúa Đông Xuân - mè Xuân Hè - lúa Hè Thu và hiệu quả kinh tế tăng khoảng 30% so với độc canh  lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu.

Thứ tư, 21-05-2014 | 08:53:06

Vùng Tây Nguyên gồm có 4 tầng chứa nước chính. Theo thứ tự từ trên xuống gồm: tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q), tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa (βQII), tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới (βN2-QI) và tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (N).

Thứ tư, 21-05-2014 | 08:56:45

Diễn biến mực nước dưới đất tháng 11: nhìn chung mực nước có hai xu hướng dâng cao và hạ thấp so với giá trị trung bình tháng trước, tuy nhiên xu hướng hạ thấp chiếm ưu thế trên toàn vùng với giá trị là 0,44m. Giá trị dâng cao nhất là 1,54m tại TT Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An (Q02702T) và hạ thấp nhất là 1,15m tại xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh (Q00102BM1). Mực nước sâu nhất là 9,55m tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh (Q09902A).

Thứ tư, 17-02-2016 | 09:09:11

Cây bông  Gossypium  L.  bao gồm 45 loài lưỡng bội và 5 loài tứ bội (Fryxell, 1992). Bông lưỡng bội chia làm 8 bộ gen,  được ký hiệu từ A đến G và K (Beasley, 1940; Wendel và Cronn, 2003) với số lượng nhiễm sắc thển = 13. Cho đến nay, có 4 loài bông  được trồng lấy sợi: Hai dạng nhị bội (bông cỏ) (2n = 2x = 26):  G. arboreumvà  G. herbaceumvà hai dạng tứ bội (2n = 2x = 52):  G. hirsutum (bông luồi) và G. barbadense (bông hải đảo). Trong đó, bông cỏ G. arboreumcó bộ gen lưỡng bội AA có các  đặc tính nông sinh học tốt như chín sớm, độ bền xơ, hàm lượng dầu cao, có khả năng chống chịu điều kiện bất lợi, kháng sâu bệnh tốt... Vì thế,  đây là nguồn gen  được các nhà chọn giống quan tâm (Ma, 2008).

Thứ bảy, 28-12-2013 | 06:26:46

Đánh giá sự biến động của đất phèn giữa hai thời kỳ (TK) 1975 và 2005. Bản  đồ  đất mặn,  đất phèn TK1975  được số hóa từ các bản  đồ  đất cũ (xây dựng vào những năm 70 của thế kỷtrước). Bản  đồ  đất mặn,  đất phèn TK 2005  được xây dựng trong giai  đoạn 2006 - 2009, bằng cách lấy mẫu bổ sung, chỉnh lý bản  đồ  đất TK1975. Phẫu diện đất được lấy theo hình “rẻ quạt”, lấy dày lên từ tâm ranh giới  đất phèn ra phía ngoài ranh giới các loại đất khác.

Chủ nhật, 05-01-2014 | 04:35:20

Tiểu môi  trường  xung quanh hạt phân lân hoặc trong dung dịch phân lân là  đối tượng của  rất nhiều phản ứng chính và phụ có thể xảy ra, ảnh hưởng  mạnh đến lượng lân hữu hiệu. Tác động thúc đẩy  hoặc làm chậm lại các phản ứng này là phương pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân ở dạng rắn cũng như dạng lỏng,  cải thiện  năng suất và hiệu quả  kinh tế đồng thời có  ảnh hưởng  tích cực đến  môi trường.

Chủ nhật, 05-01-2014 | 04:40:04

Nồng độ khí nhà kính (CO2, CH4  và N2O và Halocarbons) đã tăng lên kể từ trước cách mạng công nghiệp do hoạt động của con người. Nồng độ CO2  trong khí quyển tăng từ 280 ppm vào năm 1750 lên 379 ppm năm 2005, và nồng độ N2O tăng từ 270 ppb đến 319 ppb trong cùng thời gian, còn khí CH4  trong năm 2005 rất nhiều, vào khoảng 1774 ppb, tăng hơn gấp đôi nồng độ của nó ở thời kỳ tiền công nghiệp là 750 ppb.

Thứ hai, 06-01-2014 | 08:44:07

Để phục vụ cho công tác khuyến nông bài viết này đề cập đến một số nội dung liên quan đến cơ sở khoa học để phân loại phế phụ phẩm được sử dụng để làm phân bón hữu cơ. Nội dung của bài viết gồm có 5 phần chính, đó là: i) phế phụ phẩm từ ngành trồng trọt; ii) phế phụ phẩm từ ngành chăn nuôi; iii) phế phụ phẩm từ ngành thủy sản; iv) phế phụ phẩm từ sinh hoạt cộng đồng; v) nguyên tắc chung trong sử dụng phân bón hữu cơ.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD