Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33356697

Thứ tư, 25-11-2020 | 08:26:10

Cây chanh leo (Passiflora edulis) hiện là cây ăn quả quan trọng tại Việt Nam. Tuy nhiên, cây chanh leo đang bị nhiễm một số bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh do virus. Các nghiên cứu gần đây tại Bộ môn Bệnh cây và Trung tâm Nghiên cứu Bệnh cây Nhiệt đới (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), dựa trên giải trình tự gen các mẫu virus chanh leo thu thập tại Nghệ An, Lâm Đồng, Ninh Bình đã xác định được một potyvirus hoàn toàn mới và virus được đặt tên là Passiflora mottle virus (PaMoV). 

Thứ năm, 26-11-2020 | 08:24:11

Trong nghiên cứu này, phương pháp xác định 10 gen (locus gen) kháng bệnh và chống chịu bất lợi phi sinh học ở lúa đã được xây dựng cho Phòng Sinh học phân tử giám định gen thực vật theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017. Kết quả khảo sát 10 chỉ thị phân tử, RM153 (liên kết với xa5), P3 (liên kết với Xa7), pTA248 (liên kết với Xa21), RM224 (liên kết với Pik-h), pB8 [liên kết với Pi9(t)], RM527 (liên kết với Piz-5), RM7102 (liên kết với Pita-2), ART5 (liên kết với Sub1), RM493 (liên kết với Saltol) và BAD2 (liên kết với fgr) phù hợp cho hoạt động thử nghiệm.

Thứ hai, 30-11-2020 | 08:42:24

Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý Ethyl methanesulfonate (EMS) và tia cực tím (UV) đến khả năng tạo dòng biến dị in vitro, đồng thời đánh giá sinh trưởng, phát triển và biến dị của các dòng biến dị này trên loài cúc vàng (Chrysanthemum indicum) nhằm tạo nguồn nguyên liệu phong phú cho công tác chọn tạo giống hoa cúc mới. Trong nghiên cứu này, các chồi cúc in vitro được cắt bỏ lá, được cắt thành các mẫu có kích thước 1,0 - 1,5 (cm) mang một mắt ngủ đem ngâm vào môi trường xử lý MS lỏng có bổ sung 0,1mg/1BA và EMS vô trùng với các nồng độ khác nhau (từ 0,1% đến 0,3%) và xử lý bằng tia UV có cường độ 125μW/cm2 ứng với bước sóng 253nm với trong 8 giờ. 

Thứ bảy, 19-12-2020 | 08:22:42

Nấm cộng sinh ( AMF) với thực vật là một hiện tượng phổ biến trong tự nhiên.  Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh vai trò của nấm cộng sinh như thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây trong điều kiện bất lợi của môi trường, ổn định cấu trúc và đặc tính sinh học của đất (Nguyễn Thị Giang, 2012). Các nghiên cứu của Anandaraj và cs. (1994) cho thấy AMF giúp tăng chất lượng cây hồ tiêu giống Panniyur-1 giai đoạn vườn ươm, giúp bộ rễ phát triển và hấp thu đầy đủ  lân  (P) (Thanuja và cs, 2002).

Thứ ba, 01-12-2020 | 08:30:08

Bệnh thối hạt hay còn gọi là bệnh lép vàng do vi khuẩn Burkholderia glumae là bệnh gây hại năng suất quan trọng trên lúa ở nhiều quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam (Trung et al., 1993; Ham et al., 2011; Riera-Ruiz et al., 2014; Zhou, 2014). Bệnh thường xuyên gây hại trên lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt vào vụ Hè Thu và Thu Đông do mưa nhiều (Phạm Văn Kim, 2016).

Thứ hai, 07-12-2020 | 08:28:20

Cây dứa còn gọi là cây khóm hay cây thơm có tên khoa học Ananas comosus (Merr) thuộc họ Bromeliaceae, có tên khoa học là Ananas comosus (L) Merr, thuộc phân họ Bromelicideae, chi Ananas, loài comosus, là một loại quả nhiệt đới. Ở nước ta, dứa là một trong ba loại cây ăn quả hàng đầu gồm: chuối, dứa, cam quýt (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2000). Tổng diện tích trồng dứa ở Việt Nam khoảng 36 nghìn ha với tổng sản lượng gần 620 nghìn tấn (FAO, 2017).

Thứ ba, 08-12-2020 | 10:27:55

Kết quả nghiên cứu cho thấy tài nguyên đất vùng Đông Nam Bộ khá đa dạng với 9 nhóm đất, 27 loại đất, trong đó nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất xám có diện tích lớn nhất với 46,20% và 33,50% diện tích điều tra. Độ phì nhiêu của đất được xác định trên cơ sở kế thừa bản đồ đất các tỉnh và kết quả phân tích 582 mẫu đất theo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN); chồng xếp các lớp thông tin bản đồ chuyên đề về chỉ tiêu lý tính, hóa tính của đất (thành phần cơ giới đất, dung trọng, độ chua, dung tích hấp thu), hàm lượng chất hữu cơ tổng số và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất (nitơ tổng số, phốt pho tổng số, kali tổng số, , tổng số muối tan và lưu huỳnh tổng số).

Thứ tư, 09-12-2020 | 08:52:32

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của xử lý hạt giống bởi nano kim loại sắt (Fe), đồng (Cu) và cobalt (Co) đến sinh trưởng phát triển đậu tương cho thấy: (1) Liều lượng nano kim loại đồng là 100 mg/60 kg hạt và 500 mg/60 kg hạt, coban là 10 mg/60 kg hạt và 50 mg/60 kg hạt và sắt ở nồng độ 10.000 mg/60 kg hạt có ảnh hưởng tốt tới sinh trưởng và phát triển của cây; (2) Các liều lượng nano kim loại xử lý hạt trên đã rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây từ 1 đến 3 ngày.

Thứ ba, 15-12-2020 | 10:46:47

Nghiên cứu được thực hiện với 6 thí nghiệm về giống, dung dịch dinh dưỡng, EC, pH của dung dịch, khoảng cách trồng và thời gian thu hoạch sau khi ngừng cung cấp dinh dưỡng trên cây cải bó xôi trồng trong hệ thống thủy canh hồi lưu. Kết quả cho thấy, cải bó xôi chịu nhiệt PD512 - Phú Điền thích hợp nhất trong 3 giống cải bó xôi thí nghiệm. Trồng giống cải bó xôi PD512 với khoảng cách 15 cm ˟ 12 cm (190 cây/m2) và sử dụng thành phần dung dịch dinh dưỡng SH3 với mức EC = 1.200 µS/cm, pH từ 6 - 6,5 là phù hợp trong suốt thời gian sinh trưởng của cây cho suất thực thu 2,4 kg/m2 đến 2,9 kg/m2.

Thứ năm, 07-01-2021 | 08:30:05

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng than sinh học từ vỏ quả cà phê bón cho cây cà phê. Kết quả cho thấy khi sử dụng than sinh học với lượng từ 0,5 - 1,0 tấn/ha thay thế 25% lượng phân NPK có thể làm tăng tỷ lệ đậu quả từ 2,24 - 8,85%, tăng khối lượng quả từ 0,11 - 1,07% và tăng năng suất quả tươi từ 5,3 - 8,9%. Bên cạnh đó, sử dụng than sinh học còn có thể điều chỉnh độ ẩm đất tăng từ 5,33 - 7,02%, hàm lượng P2O5 tăng từ 21,80 - 42,8%, dung tích trao đổi cation tăng từ 66,26% - 66,70% so với đối chứng; qua đó cho thấy vai trò của than sinh học trong việc giữ ẩm đất, làm tăng độ phì tiềm tàng và cải thiện dinh dưỡng cho đất.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD