Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33354812

Thứ tư, 26-05-2021 | 09:11:24

Nhằm mục đích xây dựng hệ thống chỉnh sửa gen không chuyển gen, sử dụng ribonucleoprotein Cas9 trên đối tượng cây sắn, chúng tôi đã nghiên cứu tạo mô sẹo phôi hóa (MSPH) và tế bào trần (TBT) từ mô sẹo phôi hóa của các giống sắn BK, KM94 và KM140. MSPH của các giống sắn BK, KM94 và KM140 đã được tạo thành công với tỉ lệ lần lượt đạt 22,6%, 21,8% và 22,4%. 

Thứ ba, 01-06-2021 | 08:46:42

Azotobacter chroococcum là vi khuẩn có khả năng cố định nitơ được sử dụng trong sản xuất phân bón vi sinh vật. Nhằm tối ưu một số thành phần môi trường nuôi cấy Azotobacter chroococcum VACC 86, công trình nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm các biến ảnh hưởng theo phương pháp hàm mong đợi và sử dụng công cụ hỗ trợ tối ưu là phần mềm Design Expert Version 12.0.3.0. 

Thứ ba, 01-06-2021 | 08:49:30

Ở Hàn Quốc,  Chung et al. (2017) xác định được đặc điểm sinh hóa và sinh lý của gạo có phôi mầm khổng lồ,  từ giống lúa "Seonong 17" và "Keunnunjami". Seonong 17 và Keunnunjami có phôi mầm lớn hơn gạo thông thường. Phân tích proteomic bằng điện di hai chiều cho thấy sự khác biệt phổ biểu hiện protein của Seonong 17 và Keunnunjami.

Thứ năm, 01-07-2021 | 08:55:53

Bệnh khảm lá khoai mì (CMD) hiện đang gây hại nghiêm trọng trên các giống khoai mì ở Việt Nam. Gen kháng bệnh đã được nghiên cứu và ứng dụng cho việc phát triển giống khoai mì kháng bệnh trên thế giới, tuy nhiên hiện vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam. Nghiên cứu này xác định sự hiện diện của các chỉ thị liên kết với gen kháng CMD (SSRY28, SSRY106, NS158, NS169, NS198 và RME-1) trong các giống khoai mì ở miền Nam Việt Nam bằng kỹ thuật PCR. Phản ứng PCR được thiết lập với từng chỉ thị trước khi áp dụng cho việc nhận diện.

Thứ tư, 28-07-2021 | 08:36:16

Đánh giá hình thái cây sắn cho phép nông dân và các nhà nghiên cứu có thể nhận dạng giống ngay trên đồng ruộng. Hiện nay, tại Việt Nam, có rất nhiều giống sắn được canh tác phù hợp với nhiều điều kiện tự nhiên và phục vụ các mục đích khác nhau. Nghiên cứu này tập trung phân loại 20 giống sắn phổ biến tại Việt Nam theo bộ mô tả các đặc điểm của Viện Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (IITA).

Thứ sáu, 20-08-2021 | 08:58:06

Phân đạm có màng bọc chống mất đạm là biện pháp hiệu quả để tăng năng suất cây trồng, cũng như giảm chi phí sản xuất. Nghiên cứu này được tiến hành trên giống ngô NK6654 và giống cỏ voi VA06 nhằm đánh giá hiệu quả của loại màng bọc chống mất đạm mới trên điều kiện thực tế ngoài đồng ruộng. Năm công thức phân bón đã được áp dụng và đánh giá.

Thứ sáu, 27-08-2021 | 07:45:35

Mô hình sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn GlobalGAP được thực hiện tại Phú Giáo, tỉnh Bình Dương qua hai niên vụ 2018 - 2019 và 2019 - 2020. Kết quả đã chỉ ra rằng: (i) Cây tiêu trong mô hình được áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp sinh trưởng phát triển khá tốt. Các loại dịch hại quan trọng như bệnh chết nhanh, bệnh vàng lá chết chậm, bệnh thán thư, và virus đều xuất hiện nhưng tỷ lệ gây hại thấp; (ii) Mô hình ở giai đoạn kinh doanh trong hai niên vụ có chi phí sản xuất bình quân 120,3 triệu/ha và 87,2 triệu/ha, cao hơn đối chứng ngoài mô hình 15,8% và 8,5% theo thứ tự.

Thứ ba, 31-08-2021 | 07:47:25

Lúa gạo được xem là loài cây lương thực có giá trị GI (glycemic index) cao. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào giống lúa, kết hợp với những yếu tố về thành phần hóa học tinh bột, quy trình chế biến. Người ta dùng cơm làm lương thực căn bản hàng ngày, do vậy, sự nhập vào cơ thể một lượng glycemic khá lớn cho cư dân ăn cơm trên thế giới đang gặp phải vấn đề về sự điều tiết của insulin. Giống lúa có giá trị GI thấp là mục tiêu săn tìm của nhà chọn giống hiện nay (Kaur et al. 2016).

Thứ sáu, 03-09-2021 | 08:07:50

Nghiên cứu nhằm tuyển chọn bộ chủng giống vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulo, lân và protein để xử lý bùn thải ao nuôi cá tra làm phân bón hữu cơ. Từ 23 chủng vi sinh vật phân lập từ các mẫu bùn thải ao nuôi cá tra đã tuyển chọn được 3 chủng vi khuẩn, bao gồm chủng X7KN, Pi71.3 và PO3. Chủng X7KN có khả năng phân giải xenlulo, đường kính vòng phân giải 4,8 cm sau 20 giờ nuôi cấy, hoạt tính xenlulasa đạt 15,4 u/ml. Chủng Pi71.3 phân giải lân khó tan, đường kính vòng phân giải lân đạt 2,2 cm, lượng lân dễ tiêu tăng lên 4,5 lần so với đối chứng sau 5 ngày nuôi cấy.

Thứ tư, 08-09-2021 | 08:38:05

Chất kích thích sinh học thực vật là sản phẩm đặc biệt được sử dụng để tăng sản lượng cây trồng và đang nhanh chóng trở nên phổ biến trên thị trường hạt giống nông nghiệp và hóa chất. Không giống như các nguyên liệu đầu vào cho cây trồng truyền thống, chẳng hạn như phân bón hoặc thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh học đặc biệt ở chỗ là sản phẩm duy nhất có thể có nhiều cách để ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng dựa trên cả thời điểm và nơi áp dụng. Tổng quan này trình bày tóm tắt về hiện trạng và mô tả về các chất kích thích sinh học thực vật với các tài liệu hiện có về việc sử dụng chúng trong sản xuất cây trồng theo hàng như ngô (Zea mays L.), đậu tương (Glycine max (L.) Merr.), lúa mì (Triticum aestivum) và các loài cây trồng chính khác.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD