Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33469144
Tăng cường khả năng chịu nhiệt cao ở thực vật: Hiệu quả đối với cây lúa và cà chua

Một nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm chức năng Hóa học thực vật của Khoa Khoa học Nông nghiệp trực thuộc trường Đại học Kobe lần đầu tiên đã xác định được rằng (E) -2-hexenal - một chất hóa học có nguồn gốc thực vật, có thể gây ra phản ứng căng thẳng của thực vật với điều kiện nhiệt độ cao. Các thành viên của nhóm nghiên cứu bao gồm: Phó giáo sư Yamauchi Yasuo, Sinh viên Kunishima Mikiko, Phó giáo sư Mizutani Masaharu, và Giáo sư Sugimoto Yukihiro.

Một nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm chức năng Hóa học thực vật của Khoa Khoa học Nông nghiệp trực thuộc trường Đại học Kobe lần đầu tiên đã xác định được rằng (E) -2-hexenal - một chất hóa học có nguồn gốc thực vật, có thể gây ra phản ứng căng thẳng của thực vật với điều kiện nhiệt độ cao.

 

Các thành viên của nhóm nghiên cứu bao gồm: Phó giáo sư Yamauchi Yasuo, Sinh viên Kunishima Mikiko, Phó giáo sư Mizutani Masaharu, và Giáo sư Sugimoto Yukihiro.

Thực vật về cơ bản có một chức năng chịu được nhiệt độ cao. Chức năng này của thực vật sẽ bị bất hoạt trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, nó sẽ được kích hoạt trong các thời kỳ nhiệt độ tăng cao. Nghiên cứu này bắt đầu bằng giả thuyết rằng nếu chất phát tín hiệu trong thực vật kích hoạt chức năng trên có thể được xác định thì phản ứng căng thẳng của thực vật với nhiệt độ cao có thể được kiểm soát nhân tạo.

Một vài chức năng chống chịu với nhiệt độ cao của thực vật được biết đến là sẽ kích hoạt khi xử lý oxy hóa được áp dụng. Nhóm nghiên cứu cho rằng một hợp chất hóa học được tạo ra thông qua quá trình oxy hóa của các axit béo ở thực vật thông qua của phản ứng oxy là nguyên nhân gây ra sự kích hoạt này. Thông qua thí nghiệm của mình, nhóm đã xác định rằng (E) -2-hexenal là hợp chất có tác dụng như một chất phát tín hiệu.

Thực vật có được dung nạp nhiệt (thermotolerance) theo cách không biến đổi gien. Sẽ dễ dàng hơn cho phương pháp này để tìm kiếm sự chấp nhận ở Nhật Bản - nơi người tiêu dùng ít chấp nhận các loại cây trồng biến đổi gien.

Bởi (E) -2-hexenal là một chất hóa học có nguồn gốc thực vật, sử dụng nó như là một chất phun trên nông sản sẽ phải đối mặt với ít kháng cự từ phía người tiêu dùng.

Các tác động của (E) -2-hexenal đã được kiểm nghiệm tại các trang trại hợp tác và xác nhận bao gồm các tác động tới lúa, dưa chuột và cà chua.

Một bằng sáng chế cho công trình nghiên cứu này đã được ban hành vào tháng 9 năm 2014.
 
M.T. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1251

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD