Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  11
 Số lượt truy cập :  33464367
Thảo nguyên có vai trò quan trọng trong việc hấp thu CO2

Theo kết quả nghiên cứu mới, thảo nguyên và các cảnh quan nửa khô hạn khác ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định bao nhiêu khí thải CO2 được hấp thụ. Do thảm thực vật ở các khu vực cảnh quan này mở rộng hoặc kết hợp với lượng mưa, xu hướng này đang làm gia tăng tính bất ổn về quy mô bể chứa các-bon Trái đất.

Theo kết quả nghiên cứu mới, thảo nguyên và các cảnh quan nửa khô hạn khác ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định bao nhiêu khí thải CO2 được hấp thụ.

 

Do thảm thực vật ở các khu vực cảnh quan này mở rộng hoặc kết hợp với lượng mưa, xu hướng này đang làm gia tăng tính bất ổn về quy mô bể chứa các-bon Trái đất.

Các bể chứa các-bon lớn nhất trên hành tinh là rừng nhiệt đới, giống như Amazon, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy lượng các-bon đang được hấp thụ bởi các vùng nửa khô hạn trên thế giới đang tăng lên. Tuy nhiên, lượng các-bon này có tính biến động cao, hơn rất nhiều so với các khu rừng nhiệt đới.

Do vai trò của các vùng nửa khô hạn và các bể chứa các-bon tăng lên, tính biến động này sẽ có một hiệu ứng về khối lượng các-bon được cô lập trong cây trồng. Bể chứa đất chịu trách nhiệm hấp thụ 20 – 30% khí thải CO2 do hoạt động của con người.

Theo Tiến sĩ Pep Canadell từ Dự án Các-bon Toàn cầu và CSIRO, nghiên cứu trước đây cho rằng các thảo nguyên ở Ôx-trây-lia chịu trách nhiệm cho một sự gia tăng mạnh về lượng CO2 hấp thụ bởi thực vật vào năm 2011.

Trong nghiên cứu mới, đăng trên tạp chí Science, Canadell và các cộng sự đã phát hiện các cảnh quan nửa khô hạn gây ra phần lớn biến động quan sát được trong bể chứa các-bon Trái đất từ năm này sang năm khác.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng 10 mô hình thảm thực vật động lực học toàn cầu, hình ảnh vệ tinh để tìm lượng thảm thực vật xanh (quang hợp) trên Trái đất; và các mô hình khác dựa trên quan sát CO2 và trao đổi nước giữa thực vật và không khí.

Nhìn lại 30 trước, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng có một xu hướng dài hạn cho thấy sự gia tăng về hấp thu các-bon bởi các vùng nửa khô hạn, do sự gia tăng về lượng mưa và tăng về hiệu quả nước của thực vật ở các khu vực này.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho rằng chúng ta sẽ thấy các hiện tượng La Nina và El Nino cực đoan hơn khi Trái đất nóng lên.
 
Minh Hồng - Mard, theo ABC.
Trở lại      In      Số lần xem: 820

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD