Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33428750
Thế giới nóng lên là điềm xấu đối với ong mật

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng, sự lây lan của một loại ký sinh trùng ngoại lai trên ong mật –hiện nay được phát hiện trên toàn thế giới – có liên quan đến không chỉ khả năng cạnh tranh vượt trội của nó, mà còn liên quan đến khí hậu, theo một nghiên cứu mới cho thấy. Nhóm nghiên cứu tin rằng ký sinh trùng này có thể trở nên lan rộng ở Anh trong tương lai và phát hiện của họ cho thấy tầm quan trọng của khả năng cạnh tranh của ký sinh trùng

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng, sự lây lan của một loại ký sinh trùng ngoại lai trên ong mật –hiện nay được phát hiện trên toàn thế giới – có liên quan đến không chỉ khả năng cạnh tranh vượt trội của nó, mà còn liên quan đến khí hậu, theo một nghiên cứu mới cho thấy.

 

 
​​

Nhóm nghiên cứu tin rằng ký sinh trùng này có thể trở nên lan rộng ở Anh trong tương lai và phát hiện của họ cho thấy tầm quan trọng của khả năng cạnh tranh của ký sinh trùng cũng như tầm quan trọng của biến đổi khí hậu trong sự lây lan của căn bệnh đang nổi lên này.

Myrsini Natsopoulou, nhà nghiên cứu đến từ trường đại học Martin Luther Halle-Wittenberg cho biết: "Kết quả của chúng tôi cho thấy không chỉ ký sinh trùng ngoại lai là một đối thủ cạnh tranh tốt hơn so với họ hàng bản địa gần của nó, mà sự phân bố rộng rãi và phổ biến trong tự nhiên của nó cũng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu".

Nghiên cứu so sánh sự phát triển mầm bệnh ở ong mật bị nhiễm vừa ký sinh trùng ngoại lai Nosema ceranae vừa họ hàng bản địa của nó là Nosema apis.

Các thí nghiệm cho thấy rằng, tuy cả hai ký sinh trùng này ức chế sự phát triển của nhau, nhưng loài ngoại lai Nosema ceranae có tác động đến loài bản địa Nosema apis lớn hơn nhiều so với ngược lại. Bằng cách kết hợp ảnh hưởng của sự cạnh tranh và khí hậu vào trong một mô hình toán học đơn giản, các nhà nghiên cứu đã có thể dự đoán tốt hơn sự xuất hiện tương đối của cả hai loài ký sinh trùng này trong tự nhiên: Nosema ceranae phổ biến ở miền Nam châu Âu nhưng hiếm ở Bắc Âu.

Đồng tác giả của nghiên cứu, giáo sư Robert Paxton tại Đại học Queen Belfast, cho biết thêm rằng: "Ký sinh trùng mới nổi này dễ bị lạnh hơn so với họ hàng gần của nó, một điều có thể phản ánh nguồn gốc của nó được cho là ở Đông Á. Đối mặt với nhiệt độ toàn cầu tăng lên, thì phát hiện của chúng tôi cho rằng nó sẽ làm tăng tỷ lệ nhiễm và có thể làm tăng sự suy giảm của quần thể ong mật ở nước Anh".

 

Thanh Vân - Dostdongnai, Theo Eurekalert.

Trở lại      In      Số lần xem: 953

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD