Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  55
 Số lượt truy cập :  34093931
Thị trường đường quí I/2015 và dự báo quí II

Giá đường giảm tại cả hai thị trường New York và London do điều kiện thời tiết thuận lợi tại Brazil -nhà sản xuất đường hàng đầu thế giới, giúp nhiều dự báo lạc quan về triển vọng của vụ thu hoạch mía đường sắp tới, dự kiến bắt đầu vào tháng Tư. Ngoài ra, việc đồng USD mạnh lên cũng tạo sức ép giảm giá lên các mặt hàng được định giá bằng đồng tiền này, trong đó có đường.

I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

 

1. Diễn biến giá đường quí I/2015

 

Giá đường giảm tại cả hai thị trường New York và London do điều kiện thời tiết thuận lợi tại Brazil -nhà sản xuất đường hàng đầu thế giới, giúp nhiều dự báo lạc quan về triển vọng của vụ thu hoạch mía đường sắp tới, dự kiến bắt đầu vào tháng Tư. Ngoài ra, việc đồng USD mạnh lên cũng tạo sức ép giảm giá lên các mặt hàng được định giá bằng đồng tiền này, trong đó có đường.

 

Giá đường đã rơi xuống mức thấp nhất trong 6 năm vào ngày 13/3, đường thô kỳ hạn tháng 5 giảm xuống 12,57 cent/lb- mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009, sau đó giá hồi phục nhẹ, ngày 20/3 giao dịch tại 12,62 cent/lb. So với đầu năm 2015 giá đường thô giảm 16% từ 14,87 cent/lb. Còn so với mức giá đạt đỉnh đầu tháng 3 năm 2014 là 18,47 cent/lb (mức giá cao nhất trong năm 2014), thì giá đường thô đã giảm 5,85 cent/lb, tương đương mức giảm 32%.

 

Cùng với xu hướng của giá đường thô, giá đường trắng trên sàn London giảm xuống 363,7 USD/tấn ngày 20/3, giảm 6 USD/tấn so với đầu tháng và giảm 29,2 USD/tấn so với đầu năm 2015. Còn so với mức giá cao nhất trong năm 2014 đạt đỉnh vào giữa tháng 6 ở mức 488,5 USD/tấn, thì giá đường trắng đã giảm 124,8 USD/tấn, tương đương mức giảm 26%.

 

Những nguyên nhân dẫn đến giá đường thế giới giảm:

 

-         Giá đường giảm mạnh là do áp lực từ trợ cấp xuất khẩu đường của Ấn Độ, giúp các nhà máy đường buộc phải mua mía ở mức giá thiết lập bởi chính phủ, đã tác động đến việc tăng giá đường.

-         Dự trữ đường Thái Lan chưa bán hết.

-         Tại Brazil- nước cung cấp 1/5 đường trên thế giới đã tăng xuất khẩu đường trong bối cảnh đồng real Brazil đến nay đã giảm 18% (thấp nhất trong gần 11 năm so với USD) theo số liệu của Bloomberg, khuyến khích Brazil tăng xuất khẩu đường.

Như vậy, áp lực nguồn cung lớn từ các nước sản xuất hàng đầu thế giới như Braxin, Ấn Độ, Thái Lan là cản trở lớn đối với sự đi lên của giá đường thế giới.

 

Đồ thị 1: Giá đường thô tại New York kỳ hạn giao tháng 5 (ĐVT: US Cent/lb)

Nguồn: ino.com

 

2. Dự báo nguồn cung và tiêu thụ trên thế giới

 

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng đường toàn cầu niên vụ 2014/15 dự kiến sẽ giảm 1,5% so với niên vụ trước xuống 172,45 triệu tấn. Xuất khẩu đường dự sẽ đạt khoảng 53,69 triệu tấn. Tiêu thụ được dự báo lên mức 170,99 triệu tấn so với 167,27 triệu tấn của niên vụ 2013/2014. Tồn kho dự báo giảm xuống còn 42,21 triệu tấn.

 

Bảng 1: Sản lượng và tiêu thụ đường thế giới (ĐVT, triệu tấn)

 
Niên vụ 2013/2014
Niên vụ 2014/2015
 Sản lượng
175,010
172,458

Nhập khẩu

51,837
51,763

Xuất khẩu

57,437
53,697

Tiêu thụ

167,277
170,996

Tồn kho

43,620
42,215
Nguồn:USDA

 

Tại Brazil- nước cung cấp 1/5 đường trên thế giới đã tăng xuất khẩu đường trong bối cảnh đồng real Brazil đến nay đã giảm 18% (thấp nhất trong gần 11 năm so với USD) theo số liệu của Bloomberg, khuyến khích Brazil tăng xuất khẩu đường.

 

Vụ thu hoạch đường tại Ấn Độ - nước sản xuất lớn thứ hai thế giới sau Brazil – niên vụ 2014/15 dự báo tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2012, gia tăng áp lực đối với chính phủ nước này để trợ cấp xuất khẩu và cắt giảm dự trữ. Sản lượng đường Ấn Độ  có thể tăng lên 26 triệu tấn niên vụ 2014/15 bắt đầu từ ngày 1/10, ước tính trung bình từ 9 thương nhân, nhà sản xuất và nhà phân tích theo điều tra của Bloomberg. Đây sẽ là mức cao nhất kể từ năm 2011/12 và cao hơn so với 25 triệu tấn đến 25,5 triệu tấn dự báo bởi Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ hôm 18/12. Sản lượng đường tăng 19%, lên 10,3 triệu tấn tính đến ngày 15/1 so với cùng kỳ năm trước đó.

 

Các nhà máy đường Ấn Độ có thể xuất khẩu 1,5 triệu tấn đường thô niên vụ này kết thúc ngày 30 tháng 9 với mức hỗ trợ 4.000 rupee (tương đương 64 USD)/tấn. Trong khi trợ cấp xuất khẩu sẽ giúp các nhà máy đường buộc phải mua mía ở mức giá thiết lập bởi chính phủ, sẽ tác động đến việc tăng giá đường, do xuất khẩu của Ấn Độ làm trầm trọng thêm dư cung toàn cầu, Green Pool Commodity Specialists Pty cho biết.

 

EU: Sản lượng đường tại EU trong niên vụ 2014/2015 dự báo sẽ đạt 16,3 triệu tấn, tăng 200.000 tấn do tăng diện tích củ cải đường. Tiêu thụ được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng, nhập khẩu dự báo sẽ tăng 250.000 tấn, lên 3,8 triệu tấn. Trong khi đó, lượng đường xuất khẩu của EU do giới hạn bởi trần xuất khẩu của WTO được duy trì ở mức 1,5 triệu tấn.

 

Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà máy tinh chế đường IndonesiaAndre Vincent Wenas cho biết: lượng đường nhập khẩu của nước này sẽ tăng từ mức 2,8 triệu tấn trong năm 2014 lên 3,6 triệu tấn vào năm 2015. Xu hướng tăng cường nhập khẩu đường của Indonesia có thể giúp kìm hãm đà giảm của giá đường kỳ hạn tại New York (Mỹ). Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Indonesia sẽ vượt Trung Quốc để trở thành nước nhập khẩu đường hàng đầu thế giới trong niên vụ kết thúc vào tháng 4/2015.

 

Dự đoán sản lượng đường của Trung Quốc có thể giảm gần 1/5 trong năm niên vụ 2014/15, với số liệu sản lượng gần đây từ những khu vực trồng hàng đầu của nước này đang giảm so với năm trước. Việc sụt giảm này là do thời tiết bất lợi và diện tích trồng giảm do chính quyền địa phương cắt giảm tiền các nhà máy phải trả cho nông dân trồng mía. Sản lượng giảm mạnh sẽ đẩy giá trong nước tăng khoảng 15% kể từ đầu năm, mặc dù giá đường đã giảm tuần trước do giá quốc tế xuống mức thấp 6 năm. Sản lượng đường dự báo ở mức 11 triệu tấn trong năm 2015, giảm 2,3 triệu tấn so với năm trước đó.

 

Trong bối cảnh nguồn cung dư thừa khiến giá đường thế giới từ đầu năm tới nay giảm và Thái Lan vẫn còn dư lượng đường lớn chưa tiêu thụ hết, nước này cần hạ giá bán lẻ để tránh tình trạng "quá tải" tại các kho dự trữ.

 

Một thị trường chung của khu vực ASEAN sẽ được hình thành vào cuối năm tới, cho phép một loạt hàng hóa, dịch vụ và lực lượng lao động dịch chuyển tự do trong 10 nước Đông Nam Á, trong đó có các nước nhập khẩu đường chủ chốt như Indonesia, Philippines và Malaysia. Trong khi các nước làng giềng của Thái Lan không phải là những quốc gia xuất khẩu đường, đã xuất hiện các mối quan ngại rằng một khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) có hiệu lực, mặt hàng này từ các nước sản xuất lớn như Brazil có thể tìm cách xâm nhập vào thị trường Thái Lan thông qua hoạt động giao thương biên giới tại các quốc gia thành viên AEC như Campuchia, Lào và Malaysia.

 

Cơ quan Giám sát nông nghiệp Pháp (FranceAgriMer) cho biết, trong số 5,2 triệu tấn đường dự kiến sẽ sản xuất được trong niên vụ 2014-2015, chỉ có 3 triệu tấn nằm trong hạn ngạch mà châu Âu đề ra. Cơ quan này cho rằng, nhằm tránh để tình trạng dư cung lan sang niên vụ 2015-2016, cách tốt nhất là Pháp phải tăng cường hoạt động sản xuất ethanol từ củ cải đường, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu lượng đường ngoài hạn ngạch. Bên cạnh tác dụng làm chất tạo ngọt cho thực phẩm, đường còn có thể làm thành phần chế tạo xi măng, các chất tẩy rửa và ethanol, một loại nhiên liệu có thể pha cùng với xăng để chạy các động cơ.

 

Các nhà máy đường ở Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc đều lâm vào khó khăn từ mấy năm nay khi lợi nhuận từ sản xuất đường giảm sút. Nhiều nhà máy đã phải đóng cửa bởi nhu cầu tiêu thụ rất chậm.

 

Claudiu Covrig, nhà phân tích thuộc Platts Kingsman dự báo sản lượng đường toàn cầu sẽ giảm xuống 177,1 triệu tấn trong năm 2015- 2016, từ mức 179,1 triệu tấn năm trước đó. Tiêu thụ sẽ tăng 1,7% lên 182,3 triệu tấn, vẫn dưới 2% so với mức trung bình của 10 năm do giá dầu thô thấp làm hạn chế nhu cầu nhập khẩu đường của một số nước sản xuất dầu.

 
II. THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC                    

 

1. Diễn biến giá đường quí I/2015

 

Trước Tết Ất Mùi giá bán buôn đường kính trắng tương đối ổn định ở mức 11.200-11.800 đ/kg, nhưng từ cuối tháng 2 sau Tết Ất mùi đến cuối tháng 3, giá đường trên thị trường nội địa đã tăng lên khá mạnh, chủ yếu nhờ nhu cầu tiêu thụ tăng và nhất là đường nhập lậu đã bị hạn chế xuống mức đáng kể.

Sau kỳ nghỉ Tết, giá đường bán buôn đã bắt đầu tăng lên, với mức tăng cho đến cuối tháng 3 là 800-1.200 đ/kg. Ngày 21/3 tại thị trường Hà Nội, giá bán buôn đường kính trắng là 12.200-12.400 đ/kg; tại TP.HCM giá 12.500-13.100 đ/kg; tại miền Trung từ 12.100-12.400 đ/kg.

 

Bảng 2: Giá đường tháng 3/2015 (ĐVT:đ/kg)

Loại
Thị trường
Giá bán buôn
Đường kính trắng (RS)
Hà Nội
12.200-12.400 đồng/kg
Đường kính trắng (RS)
miền Trung
12.100-12.400 đồng/kg
Đường kính trắng (RS)
TP.Hồ Chí Minh
12.500-13.100 đồng/kg
Đường RE
 
14.300-15.000 đồng/kg
Nguồn: Vinanet.com.vn    

 

Trong tháng 3/2015, ở nhiều vùng trồng mía, các nhà máy đã tăng giá thu mua mía thêm từ 20.000-30.000 đ/tấn theo như yêu cầu của Bộ NN-PTNT là giá thu mua mía luôn theo sát giá đường.

 

Tại các tỉnh phía Bắc, với mía 10 CCS tại ruộng: các nhà máy đường Sông Lam và Nghệ An đang mua mía với giá 800 đ/kg; nhà máy đường Sông Con mua 810 đ/kg; các nhà máy đường Cao Bằng và Sơn La 870 đ/kg; các nhà máy đường khác mua 900 đ/kg.

 

Tại miền Trung – Tây Nguyên, mía 100 CCS tại ruộng, nhà máy đường MK Sugar mua 750 đ/kg; Đắk Nông 830 đ/kg; An Khê và Bình Định 900 đ/kg. Riêng nhà máy đường Kon Tum không mua theo chữ đường mà mua mía xô tại ruộng giá 850 đ/kg.

 

Đông Nam Bộ, giá mía 10 CCS tại ruộng mà nhà máy đường Nước Trong thu mua là 930 đ/kg. Tại đồng bằng sông Cửu Long, mía 10 CCS tại ruộng mà các nhà máy đường Sóc Trăng và Cần Thơ mua là 750 đ/kg. Với mía 10 CCS mua tại nhà máy: Phụng Hiệp 850 đ/kg; Vị Thanh và La Ngà 880 đ/kg; Bến Tre 885 đ/kg... Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng đang theo sát diễn biến giá đường, giá mía để khuyến cáo các nhà máy thực hiện đúng yêu cầu của Bộ NN-PTNT.

 

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giá mía, đường trong nước tăng:

 

-         Lượng đường tiêu thụ trong nước tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ trong dịp tết tăng.

-         Những tháng vừa qua, do hoạt động chống buôn lậu đường được kiểm soát chặt nên đường sử dụng chủ yếu là do trong nước sản xuất.

-         Giá đường tăng kéo giá mua mía cũng tăng theo.

 
2. Cung-cầu

 

Theo Bộ NN &PTNT, diện tích mía của cả nước niên vụ 2014 - 2015 khoảng 300.000 ha, giảm so với vụ trước khoảng 9.400 ha, sản lượng mía khoảng 19,2 triệu tấn. Tổng cung đường là: 1.881.000 tấn (bao gồm: sản xuất là 1.600.000 tấn; tồn kho là 200.000 tấn; nhập khẩu 81.000 tấn). Tổng cầu tiêu thụ trong nước khoảng 1.400.000 tấn, như vậy số dư trong năm tới dự báo là 481.000 tấn.

 
Bảng 3: Thống kê và dự báo cung- cầu đường (ĐVT: tấn)

Niên vụ

Sản xuất

Tiêu thụ

2011- 2012
1.300.000
1.400.000
2012-2013
1.500.000
1.300.000
2013-2014
1.587.000
1.450.000
Dự báo 2014-2015
1.600.000
1.400.000
Nguồn: VSSA

 

Trong quý I/2015 lượng đường tiêu thụ tăng mạnh. Từ ngày 15/1 đến 15/2, đã có 324.230 tấn đường được các nhà máy bán ra, cao hơn cùng kỳ 2014 tới 161.020 tấn. Đây là lượng đường tiêu thụ cao nhất trong vòng 1 tháng từ trước tới nay. Vì vậy, dù tháng 2 tiếp tục là tháng cao điểm của niên vụ 2014/2015 với 2.951.800 tấn mía được đưa vào ép, sản xuất ra 301.230 tấn đường, nhưng lượng đường tồn kho đến cuối tháng 2 chỉ tăng nhẹ. Đến 30/1, lượng đường tồn kho tại các nhà máy là trên 272 ngàn tấn. Đến ngày 27/2, lượng đường tồn kho ở các nhà máy là 300.391 tấn (tăng hơn 20 ngàn tấn).

 

Trong tháng 3, dự báo sản lượng đường khoảng 250 ngàn tấn, nhưng khả năng tiêu thụ đường của các nhà máy vẫn rất tốt, khi mà đường lậu vẫn đang bị ngăn chặn mạnh và nhu cầu vẫn cao nhờ mùa lễ hội.

 

Lượng đường sản xuất trong nước được tiêu thụ nhiều trong tháng qua, ngoài nguyên nhân chính là nhu cầu tăng cao trong mùa Tết Ất Mùi, còn nhờ việc đường lậu vào nước ta đã bị hạn chế mạnh.

 

Xuất, nhập khẩu:

 

Sau khi thống nhất với Bộ NN&PTNN, Bộ Tài chính và sự đồng thuận của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Bộ Công Thương đã ban hành thông tư công bố lượng hạn ngạch thuế quan đường nhập khẩu năm 2015 là 81.000 tấn, đúng bằng mức tối thiểu cam kết WTO. Như vậy, việc nhập khẩu 81.000 tấn đường cộng với số đường tồn kho hiện tại và tồn kho 200 nghìn tấn trong năm 2014 thì tổng số tồn kho đường là lớn.

 

Về xuất khẩu: Giá đường xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng từ 11.600-11.700 đ/kg trong tháng 1 và tháng 2 lên mức 13.000-13.200 đ/kg vào tháng 3.

 

Trung quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính. Vì vậy, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp … tìm biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu đường của Việt Nam để không quá phụ thuộc vào một thị trường như hiện nay.

 

Bộ Công Thương cũng đang khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu đường sang nhiều thị trường khác với điều kiện việc xuất khẩu này đảm bảo đúng với cam kết song phương, tuân thủ các cam kết của quốc tế, cam kết xuất nhập khẩu giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ… 

 
III. DỰ BÁO GIÁ

 

Áp lực nguồn cung lớn từ các nước sản xuất hàng đầu thế giới như Braxin, Ấn Độ là cản trở lớn đối với sự đi lên của giá đường thế giới.

 

Đồng nội tệ của Brazil tiếp tục là yếu tố giảm giá đường cho đến khi có những dấu hiệu thay đổi trên các thị trường tiền tệ.

 

Trong nước nhu cầu tiêu thụ tiếp tục tăng, hơn nữa đường nhập lậu đã bị hạn chế xuống mức đáng kể, dự báo giá đường trong tháng tới sẽ tiếp tục ổn định.

 

Theo VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1052

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD