Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  47
 Số lượt truy cập :  33845233
Tiêm vắc-xin cho gia cầm giúp giảm nhanh nhiễm khuẩn Salmonella

Các chương trình tiêm vắc xin cho gia cầm để phòng ngừa nhiễm khuẩn Salmonella đã dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng về số lượng các trường hợp mắc phải kể từ cuối những năm 1990, theo một nhà nghiên cứu tại Đại học Liverpool cho biết. Salmonella là tác nhân gây bệnh truyền qua thực phẩm nghiêm trọng trên toàn thế giới, là nguyên nhân gây ra tiêu chảy, nôn, buồn nôn, sốt và đau bụng.

Các chương trình tiêm vắc xin cho gia cầm để phòng ngừa nhiễm khuẩn Salmonella đã dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng về số lượng các trường hợp mắc phải kể từ cuối những năm 1990, theo một nhà nghiên cứu tại Đại học Liverpool cho biết.

 

Salmonella là tác nhân gây bệnh truyền qua thực phẩm nghiêm trọng trên toàn thế giới, là nguyên nhân gây ra tiêu chảy, nôn, buồn nôn, sốt và đau bụng. Hiện tại có khoảng 6 triệu trường hợp nhiễm khuẩn Salmonella trên toàn châu Âu mỗi năm, phần lớn trong số đó có liên quan đến các mặt hàng thực phẩm như: trứng, gà, thịt bò, thịt lợn các loại rau xà lách, và các sản phẩm từ sữa.

Giữa năm 1981 và 1991, số lượng các bệnh nhiễm khuẩn salmonella đã tăng 170% ở Anh, chủ yếu là do một dịch Salmonella Enteritidis, dịch này đã đạt đỉnh vào năm 1993. Một loạt các biện pháp kiểm soát đã được áp dụng trong ngành công nghiệp gia cầm bao gồm: hạn chế di chuyển, quy trình khử trùng và tiêu hủy bắt buộc, cùng với một chương trình tiêm chủng tự nguyện bắt đầu được thực hiện đối với đàn gia cầm giống vào năm 1994 và với gia cầm đẻ trứng vào năm 1998.

Pháp luật yêu cầu tiêu hủy bắt buộc gia cầm bị nhiễm Salmonella đã bị thu hồi nhưng việc chủng ngừa hàng loạt cho gia cầm vẫn được tiếp tục thực hiện bởi các nhà lai tạo giống - những người đăng ký Quy tắc thực hiện chất lượng Lion thực hành và sử dụng nhãn hiệu Lion Mark trên trứng. Quy tắc này yêu cầu tất cả các con gà mái hậu bị đều phải tiêm phòng bắt buộc để phòng ngừa khuẩn Salmonella, cũng như truy xuất nguồn gốc của gà, trứng và thức ăn chăn nuôi, dấu hạn sử dụng trên vỏ và kiểm soát vệ sinh tại các trạm đóng gói. Trứng dán mã Lion hiện nay chiếm khoảng 85% thị trường.

Sarah O'Brien, giáo sư bệnh học và dịch tễ học từ Viện truyền nhiễm của trường Đại học này và Tổ chức Sức khỏe toàn cầu đã đóng góp cho sự sụt giảm đáng kể về số các trường hợp nhiễm vi khuẩn Salmonella ở người thông qua chương trình chủng ngừa hàng loạt ở gia cầm.
Giáo sư O'Brien cho biết, họ đã nhận thấy một sự suy giảm đáng kể về số lượng các sự cố nhiễm salmonella, thể hiện qua hai nghiên cứu quan trọng được tiến hành thực hiện cách nhau 10 năm. Những nghiên cứu này cho thấy rằng số lượng các trường hợp nhiễm khuẩn đã giảm, ngoài ra, số lượng các trường hợp xác nhận nhiễm bệnh trong phòng thí nghiệm đã giảm từ hơn 18.000 trong năm 1993 xuống chỉ còn 459 trường hợp vào năm 2010.
 
N.H.- Mard, Theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1684

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD