Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33466920
Tiêu chuẩn chất lượng đất giúp cây trồng chống chọi với sự tăng nhiệt do biến đổi khí hậu

Một nghiên cứu mới cho thấy khả năng giữ nước của đất sẽ rất quan trọng để xác định xem các trang trại ở Mỹ quản lý các vấn đề bất thuận do nắng nóng kéo dài từ biến đổi khí hậu như thế nào. Tạp chí Frontiers in Sustainable Food Systems đã công bố phát hiện này dựa trên các phân tích dữ liệu trong 30 năm về bốn loại cây trồng chính ở Mỹ gồm ngô, đậu nành, bông vải và lúa mì.

Giữ cho đất khỏe mạnh là thành phần quan trọng cần thiết để thích ứng với cuộc khủng hoảng khí hậu - Debjani Sihi.

 

Một nghiên cứu mới cho thấy khả năng giữ nước của đất sẽ rất quan trọng để xác định xem các trang trại ở Mỹ quản lý các vấn đề bất thuận do nắng nóng kéo dài từ biến đổi khí hậu như thế nào. Tạp chí Frontiers in Sustainable Food Systems đã công bố phát hiện này dựa trên các phân tích dữ liệu trong 30 năm về bốn loại cây trồng chính ở Mỹ gồm ngô, đậu nành, bông vải và lúa mì.

 

Debjani Sihi, tác giả đầu tiên của nghiên cứu đang trợ giảng tại Khoa Khoa học Môi trường của Đại học Emory, cho biết: “Giữ cho đất khỏe mạnh là điều quan trọng cần thiết để thích ứng với cuộc khủng hoảng khí hậu. Đồng thời, nông dân đang phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn do biến đổi khí hậu gây ra”.

 

Sihi là một nhà hóa sinh học, người nghiên cứu các vấn đề về môi trường và tính bền vững với mối liên hệ giữa đất đai, khí hậu, sức khỏe và chính sách. Theo bà và các đồng tác giả, năm 2019 trên toàn cầu có 750 triệu người bị thiếu dinh dưỡng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, bao gồm sự tăng giá và sụt giảm sản lượng lương thực và gia tăng cạnh tranh môi trường đất và nước. Vấn đề an ninh lương thực toàn cầu được dự kiến sẽ ngày càng gia tăng. Năng suất cây trồng trên thế giới được dự báo sẽ giảm 25% tổng thể trong vòng 25 năm tới do biến đổi khí hậu và sản lượng lương thực toàn cầu sẽ cần phải tăng gấp đôi vào năm 2050 để đáp ứng sự gia tăng dân số dự kiến.

 

Đất ảnh hưởng thế nào đến khí hậu

 

Sihi lý giải: “Giữ cho đất khỏe mạnh là rất quan trọng và cần thiết để thích ứng với khủng hoảng khí hậu. Đất khỏe mạnh chứa các vi sinh cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển khỏe mạnh, đồng thời giúp cây trồng hấp thu nhiều dinh dưỡng hơn”.

 

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc: Sự hiện diện của các vi sinh này cũng cải thiện khả năng cô lập carbon của đất. Lớp đất mặt 30cm chứa lượng carbon nhiều gấp đôi so với toàn bộ khí quyển, khiến đất trở thành nơi có lượng carbon tự nhiên lớn thứ hai sau đại dương. Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình đang góp phần làm giảm độ ẩm của đất ở một số khu vực, có thể ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng đồng thời làm thoái hóa đất về lâu dài.

 

Trong nội dung một bài báo, các nhà nghiên cứu đã tìm cách định lượng tác động lâu dài của khí hậu và đặc tính của đất đối với năng suất ngô, đậu tương, bông vải và lúa mì trên khắp lục địa nước Mỹ. Họ đã khai thác trên dữ liệu cấp điạ phương của Bộ Nông nghiệp Mỹ từ năm 1981 đến năm 2015. Bộ dữ liệu này lưu giữ thông số về lượng mưa và nhiệt độ trung bình hàng ngày trong mùa sinh trưởng của cây trồng, được gọi là nhiệt độ phát triển theo ngày. Dữ liệu cũng tính đến các biến thể của đất, bao gồm khả năng giữ nước, kết cấu chất hữu cơ (tỷ lệ cát, thịt và sét), độ pH, độ dốc, độ xói mòn và khả năng chịu tổn thất của đất.

 

Nông dân có thể ứng phó như thế nào 

 

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp mô phỏng máy tính để đánh giá tác động lên năng suất cây trồng của từng biến số khí hậu và đất đai. Các kết quả chỉ ra nhiệt độ sinh trưởng theo ngày là yếu tố khí hậu quan trọng nhất và khả năng giữ nước là đặc tính của đất có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cây trồng.

 

Shisi cho biết: “Thông điệp ở đây là nông dân ở các khu vực đang đối mặt với điều kiện nhiệt độ tăng thêm đối với cây trồng có thể chủ động tập trung vào khả năng giữ nước của đất. Đất sét và đất giàu chất hữu cơ giữ nước tốt hơn đất cát. Vì vậy, các trang trại có đất cát hoặc đất có chứa ít chất hữu cơ hơn, có thể bổ sung thêm chất bổ trợ để cải thiện khả năng giữ nước của đất. Một cách thích ứng khác có thể là sử dụng nhiều lớp phủ để giảm lượng nước bốc hơi”.

 

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng những phát hiện của họ sẽ giúp nông dân, các chuyên gia quản lý đất đai và các nhà hoạch định chính sách trong việc ra quyết định liên quan đến thực hành quản lý đất, nước và cây trồng bền vững và lâu dài.

 

Đỗ Thị Thanh Trúc theo Đại học Emory.

Trở lại      In      Số lần xem: 258

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD