Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  50
 Số lượt truy cập :  34093122
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi quý I/2017

Kết thúc quý I/2017, Việt Nam đã nhập khẩu trên 3,1 triệu tấn nguyên liệu, trong đó lúa mì chiếm 48%, ngô và đậu tương chiếm 47,5%, số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ. Đối với lúa mì, đây là chủng loại được nhập về nhiều nhất, chiếm 48% thị phần, đạt 1,49 triệu tấn, trị giá 299,9 triệu USD, tăng 75,1% về lượng và tăng 54,5% về trị giá so với quý I/2016.

Kết thúc quý I/2017, Việt Nam đã nhập khẩu trên 3,1 triệu tấn nguyên liệu, trong đó lúa mì chiếm 48%, ngô và đậu tương chiếm 47,5%, số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ.

 

Đối với lúa mì, đây là chủng loại được nhập về nhiều nhất, chiếm 48% thị phần, đạt 1,49 triệu tấn, trị giá 299,9 triệu USD, tăng 75,1% về lượng và tăng 54,5% về trị giá so với quý I/2016.

 

Việt Nam nhập khẩu lúa mì từ các thị trường như Canada, Hoa Kỳ và Australia, trong đó chủ yếu nhập từ Australia, chiếm trên 30% thị phần, đạt 433,1 nghìn tấn, trị giá 97,1 triệu USD, đứng thứ hai là Canada chiếm 16,3% và cuối cùng là Hoa Kỳ chiếm 0,12%.
 

 
Đứng thứ hai sau lúa mì là ngô, chiếm 47,5% thị phần, đạt 1,47 triệu tấn, trị giá 306,8 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu ngô trong thời gian này lại suy giảm cả lượng và trị giá, giảm 29,3% về lượng và giảm 25,9% về trị giá. Việt Nam nhập khẩu ngô chủ yếu từ Braxin, chiếm 31,6% tổng lượng ngô nhập khẩu, đạt 468 nghìn tấn, trị giá 93,7 triệu USD, giảm 72,24% về lượng và giảm 71,58% về trị giá so với cùng kỳ. Thị trường lớn thứ hai sau Braxin là Achentina, tuy nhiên lượng ngô nhập từ thị trường này giảm nhưng kim ngạch tăng trưởng so với quý I/2016, tương ứng với 389,5 nghìn tấn, trị giá 82,3 triệu USD,giảm 3,45% về lượng, tăng 9,93% về trị giá. Đặc biệt, nhập khẩu ngô từ Thái Lan chỉ đạt 51,4 nghìn tấn, trị giá 18 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng mạnh đột biến, tăng 1983,97% về lượng và tăng 144,57% về trị giá so với cùng kỳ.

 

 

Đối với đậu tương, trong quý I/2017 đã nhập khẩu 137,1 nghìn tấn, trị giá 61,9 triệu USD, giảm 57,4% về lượng và giảm 52,1% về trị giá so với quý I/2016, tính riêng tháng 3/2017, nhập khẩu đậu tương tăng 27,8% về lượng và 28% về trị giá so với tháng 2/2017 – đây cũng là tháng tăng đầu tiên sau hai tháng suy giảm liên tiếp – đạt tương ứng 60,5 nghìn tấn, trị giá 27,3 triệu USD.

 

Việt Nam nhập khẩu đậu tương từ các thị trường Achentina, Canada và Hoa Kỳ, trong đó chủ yếu nhập từ Hoa Kỳ chiếm 68,92% thị phần, thứ hai là Canada chiếm 17,21% và cuối cùng là Achentina chiếm 0,89%.

 

 

Hương Nguyễn - VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 977

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD