Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  33841701
Tối đa hóa năng suất lúa mì bằng cách tưới bổ sung

Một nghiên cứu mới của ICARDA cho thấy cách thức áp dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo then chốt trong nông nghiệp có thể đẩy mạnh các hệ thống sản xuất nhờ nước trời ở vùng đất khô hạn trước tình trạng biến đổi khí hậu đang gia tăng. Khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) chủ yếu dựa vào lượng mưa để phục vụ hệ thống sản xuất nông nghiệp của mình. Tuy nhiên, trong môi trường biến đổi khí hậu ngày nay, sự phụ thuộc như vậy ngày càng gây rủi ro cho người nông dân trong khu vực.

Hình bên trái: Lúa mỳ nhờ nước trờiHình bên phải:Lúa mỳ được tưới bổ sung.  Nguồn: Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế ở vùng khô hạn (ICARDA).

 

Một nghiên cứu mới của ICARDA cho thấy cách thức áp dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo then chốt trong nông nghiệp có thể đẩy mạnh các hệ thống sản xuất nhờ nước trời ở vùng đất khô hạn trước tình trạng biến đổi khí hậu đang gia tăng.

 

Khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) chủ yếu dựa vào lượng mưa để phục vụ hệ thống sản xuất nông nghiệp của mình. Tuy nhiên, trong môi trường biến đổi khí hậu ngày nay, sự phụ thuộc như vậy ngày càng gây rủi ro cho người nông dân trong khu vực.

 

Ở Ma Rốc, nơi có khoảng 85% diện tích lúa mì trồng nhờ nước trời, một phân tích gần đây của ICARDA về bốn vụ trồng có lượng mưa đa dạng cho thấy tổng lượng mưa là yếu tố then chốt quyết định năng suất lúa mì trồng nhờ vào nước trời thành công. Tuy nhiên, khi biến đổi khí hậu gia tăng, lượng mưa thay đổi nhiều và các cú sốc thời tiết dẫn đến năng suất cây trồng kém, năng suất biểu hiện không ổn định và thậm chí mất mùa hoàn toàn, đe dọa an ninh lương thực trên cả nước.

 

Tần suất hạn hán gia tăng đặt ra những thách thức đáng kể cho kinh tế, nông nghiệp và an ninh lương thực, đồng thời đẩy nhanh quá trình thoái hóa đất và giảm độ phì của đất cho cây trồng trong tương lai.

 

Tuy nhiên, những giải pháp đổi mới sáng tạo quan trọng của ICARDA như giống lúa mì có khả năng thích ứng, tưới bổ sung và điều chỉnh thời gian gieo hạt có khả năng vượt qua các ảnh hưởng do khí hậu và con người ngày nay.

 

Năng suất lúa mì hàng năm đạt trung bình 1,85 + 0,63 tấn/ha từ năm 2012 đến năm 2022. Những phát hiện gần đây của chúng tôi chỉ ra rằng, trên các cánh đồng do nông dân quản lý, năng suất trung bình của lúa mì có thể tăng ít nhất 1,5 tấn/ha trong điều kiện hạn hán nghiêm trọng bằng việc áp dụng giống phù hợp kết hợp cùng với việc cung cấp nước tưới bổ sung để cứu sống cây trồng, giả định rằng năng suất được cải thiện ít nhất 50% trên các cánh đồng do người nông dân quản lý dựa trên kết quả đạt được tại các trạm thí nghiệm. Điều này thể hiện tiềm năng cải thiện đáng kể so với mức năng suất trung bình quốc gia hiện tại, chứng minh rằng ảnh hưởng của các biện pháp tưới nước có mục tiêu.

 

Phân tích dữ liệu FAOSTAT giai đoạn 2012-2021 cho thấy Ma Rốc nhập khẩu bình quân 44% lượng ngũ cốc lúa mì để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, với tiềm năng tăng năng suất trung bình thông qua tưới bổ sung phù hợp, tổng sản lượng lúa mì hàng năm có thể tăng 23%, giảm nhập khẩu 35%.

 

Nghiên cứu của ICARDA nhấn mạnh rằng những giải pháp đổi mới sáng tạo mang tính chiến lược, chẳng hạn như tưới bổ sung và các giống cây trồng có khả năng thích ứng, có thể cải thiện đáng kể năng suất cây trồng nông nghiệp ở các vùng đất khô hạn. Những tiến bộ này không chỉ tăng cường an ninh lương thực địa phương mà còn giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu ngũ cốc, thúc đẩy sự ổn định kinh tế.

 

Tương lai của an ninh lương thực ở các vùng đất khô hạn phụ thuộc vào khả năng thích ứng và các giải pháp đổi mới sáng tạo của chúng ta. Bằng cách áp dụng các biện pháp nông nghiệp có mục tiêu, chúng ta có thể điều chỉnh để thích ứng với các điều kiện khí hậu đang thay đổi, tăng năng suất cây trồng và đảm bảo tương lai thịnh vượng và thích ứng cho người nông dân và các quốc gia.

 

Nguyễn Tiến Hải theo Phys.org

Trở lại      In      Số lần xem: 62

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD