Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  33369915
Tổng quan di truyền cây chuối (Musa spp.) tiếp cận kỷ nguyên sau NGS

Chuối (Musa spp.) được trồng ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, thuộc khu vực Đông Nam Á, châu Phi, Nam Mỹ, là nguồn cung cấp kali quan trọng, số lượng xuất khẩu ổn định và là thực phẩm quan trọng cho hàng triệu người đang sống ở các nước phát triển. Họ Musaceae có bộ nhiễm sắc thể rất phức tạp. Kỹ thuật di truyền tế bào có tên là oligo painting FISH được phát triển, để xác định tất cả bộ nhiễm sắc thể của cây chuối (Musa spp.).

I. Di truyền tế bào

 

Chuối (Musa spp.) được trồng ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, thuộc khu vực Đông Nam Á, châu Phi, Nam Mỹ, là nguồn cung cấp kali quan trọng, số lượng xuất khẩu ổn định và là thực phẩm quan trọng cho hàng triệu người đang sống ở các nước phát triển.

 

Họ Musaceae có bộ nhiễm sắc thể rất phức tạp. Kỹ thuật di truyền tế bào có tên là oligo painting FISH được phát triển, để xác định tất cả bộ nhiễm sắc thể của cây chuối (Musa spp.).

 

Người ta tiến hành khảo sát loài chuối lưỡng bội M. acuminata spp. malaccensis (thuộc hệ gen A), M. balbisiana (thuộc hệ gen B), M. schizocarpa (thuộc hệ gen S) của Section Eumusa trong chi Musa.

 

Chi Musa có khoảng 75 loài và nhiều dòng vô tính có thể ăn được; xét theo bộ tiêu chuẩn định dạng của IPGRI-INIBAP/CIRAD (1996) và trên cơ sở số lượng nhiễm sắc thể (x). Chi Musa được người ta chia làm làm 4 sections: Eumusa (x = 11), Rhodochlamys (x = 11), Australimusa (x = 10), và Callimusa (x = 9, 10).

 

Hầu hết các dòng chuối vô tính được canh tác hiện nay (3n) nằm trong section Eumusa sau quá trình lai trong loài, lai giữa các loài đối với loài chuối hoang lưỡng bội M. acuminata (nguồn cho hệ gen A) và M. balbisiana (nguồn cho hệ gen B). Loài lưỡng bội M. schizocarpa (hệ gen S) cũng tham gia vào quá trình tiến hóa của dòng chuối vô tính ăn được hôm nay. Các cặp lai tự phát trong loài và giữa các loài thường không có hạt và biểu hiện tam bội (AAA, AAB, hoặc ABB).

 

Chi Musa là genome tương đối nhỏ, kích thước phân tử biến thiên từ 550 đến 750 Mbp / nhiễm sắc thể. Áp dụng kỹ thuật tế bào FISH (fluorescence in situ hybridization), cùng với những chỉ thị thăm dò phân tử DNA repeats với phân bố rất đặc biệt trên nhiễm sắc thể, kết quả cho thấy đây là phương pháp tiếp cận hữu ích để xác định nhiễm sắc thể trong cây chuối. Phương pháp chromosome painting cho phép đánh dấu bằng huỳnh quang trên toàn bộ nhiễm sắc thể.

 

Oligo painting FISH cho chúng ta cơ hội xác định được từng nhiễm sắc thể riêng biệt, các vùng của nhiễm sắc thể của chi Musa, hoàn thiện phân tích so sánh nhiễm sắc thể và định tính nội dung sắp xếp gen trên nhiễm sắc thể. Kết quả xác định có 3 loài: M. acuminata ssp. malaccensisM. balbisiana, và M. schizocarpa, đã và đang tham gia tích cực vào sự tiến hóa của giống trồng trọt hiện nay.

 

Chi tiết xin xem tệp đính kèm!

Trở lại      In      Số lần xem: 1039

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD