Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33455922
Vi khuẩn đường ruột giúp dịch hại cà phê chịu được nồng độ độc hại của cafêin

Sâu đục trái cà phê là dịch hại cà phê gây hại nhất trên thế giới. Loài bọ cánh cứng nhỏ này được tìm thấy ở hầu hết các khu vực trồng cà phê và sự bùng phát dịch hại này có thể làm giảm tới 80% năng suất cà phê. Loại côn trùng này ăn hạt cà phê giàu cafêin và hầu hết sống trong hạt cà phê, nơi chúng tiếp xúc với môi trường có lượng cafêin quá lớn so với khối lượng của nó. Cafêin có hại cho hầu hết các loài côn trùng và được cho là có tác dụng như một thuốc chống côn trùng tự nhiên.

 

Sâu đục trái cà phê là dịch hại cà phê gây hại nhất trên thế giới. Loài bọ cánh cứng nhỏ này được tìm thấy ở hầu hết các khu vực trồng cà phê và sự bùng phát dịch hại này có thể làm giảm tới 80% năng suất cà phê.

 

Loại côn trùng này ăn hạt cà phê giàu cafêin và hầu hết sống trong hạt cà phê, nơi chúng tiếp xúc với môi trường có lượng cafêin quá lớn so với khối lượng của nó. Cafêin có hại cho hầu hết các loài côn trùng và được cho là có tác dụng như một thuốc chống côn trùng tự nhiên. Làm thế nào để sâu đục trái cà phê phát triển mạnh trong một môi trường độc hại như vậy? Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), loài này dựa trên các vi khuẩn trong ruột của nó. Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature Communications.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng sâu đục trái cà phê trên toàn thế giới có 14 loài vi khuẩn trong đường ruột giúp giải độc cafêin. Họ cũng nhận thấy hầu hết các vi khuẩn này có gien giúp phá vỡ cafêin. Nghiên cứu có thể giúp đưa ra những giải pháp mới để chống lại loài dịch hại này.

Javier Ceja-Navarro, tác giả của nghiên cứu cho biết: “Thay vì sử dụng thuốc trừ sâu, có lẽ chúng ta có thể nhằm vào vi khuẩn ở ruột của sâu đục trái cà phê. Chúng tôi có thể phát triển một phương pháp phá vỡ các vi khuẩn và làm cafêin trở thành chất độc đối với dịch hại này”.

Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu về các loài bọ cánh cứng, nhưng rất ít nghiên cứu tập trung vào việc làm thế nào loài sâu đục trái tồn tại hoàn toàn dựa vào quả cà phê. Phòng thí nghiệm Berkeley và nhóm nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA đã tiến hành nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu vai trò của vi khuẩn trong ruột của loài này.

Các nhà khoa học đã phân tích các loài sâu đục trái cà phê từ 7 vùng sản xuất cà phê: Mexico, Guatemala, Puerto Rico, Hawaii, Ấn Độ, Indonesia và Kenya. Họ cũng nghiên cứu về các loài sâu đục trái nuôi tại các phòng thí nghiệm của USDA tại Beltsville, Maryland. Ceja-Navarro đã loại bỏ bộ máy tiêu hóa từ hàng trăm con bọ đã chết, một quá trình khó nhọc đòi hỏi vi nhíp và kỹ thuật khéo léo.

Các nhà khoa học ngâm các vi khuẩn đường ruột trong một môi trường có chứa nhiều cafêin và chỉ có vi khuẩn có khả năng phân huỷ cafêin sống sót. 14 loài vi khuẩn được phân lập, hầu hết trong số đó được tìm thấy trong ruột bọ cánh cứng từ 7 vùng sản xuất cà phê và các loài sâu đục trái cà phê nuôi trong phòng thí nghiệm. Theo khảo sát địa lý dựa trên DNA, vi khuẩn Pseudomonas fulva là phổ biến nhất.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra một gien được gọi là ndmA biến đổi cafêin. Họ phát hiện ra rằng chỉ vi khuẩn P. fulva sở hữu gien này. Ceja-Navarro phỏng đoán các vi khuẩn khác phá vỡ cafêin bằng cách sử dụng các gien khác nhau.

Để khẳng định vai trò của P. fulva trong việc phá vỡ cafêin, các nhà nghiên cứu dùng thuốc kháng sinh cho loài bọ cánh cứng nhằm quét sạch hệ vi sinh vật đường ruột của chúng. Sau đó, họ cho các con bọ này ăn hạt cà phê và phân tích phân của chúng. Các thành phần cafêin qua đường ruột của chúng vẫn còn nguyên vẹn mà không có sự suy thoái.

Tiếp theo, các nhà khoa học cấy P. fulva vào khẩu phần ăn của bọ cánh cứng. Phân của những con bọ cánh cứng này sau đó không có cafêin, điều này cho thấy quy trình phân hủy cafêin đã được khôi phục.

Lê Hồng Vân - Mard, Theo phys.org

 

Trở lại      In      Số lần xem: 720

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD