Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33370737
Vi khuẩn trong đất có khả năng chống nấm để bảo vệ lúa mì và lúa mạch

Vi khuẩn sống trong đất sống phụ thuộc vào rễ lúa mì và lúa mạch có thể sớm chứng tỏ được tính hữu ích của chúng đối với những cây trồng này.

Các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp (USDA) ở Pullman, Washington, Mỹ hiện đang nghiên cứu tiềm năng của những vi khuẩn này trong việc kiểm soát sinh học nấm gây thối rễ gây thiệt hại 10 - 30% cho năng suất cây trồng mỗi năm ở Tây Bắc Thái Bình Dương, Mỹ và các nơi khác.

 

Vi khuẩn sống trong đất sống phụ thuộc vào rễ lúa mì và lúa mạch có thể sớm chứng tỏ được tính hữu ích của chúng đối với những cây trồng này.

 

Các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp (USDA) ở Pullman, Washington, Mỹ hiện đang nghiên cứu tiềm năng của những vi khuẩn này trong việc kiểm soát sinh học nấm gây thối rễ gây thiệt hại 10 - 30% cho năng suất cây trồng mỗi năm ở Tây Bắc Thái Bình Dương, Mỹ và các nơi khác.

Vi khuẩn này thuộc chi Pseudomonas và bao gồm 11 chủng có khả năng ngăn cản sự tăng trưởng của nấm Pythium và Rhizoctonia gây ra các bệnh ở cây lúa mì và lúa mạch. Các loại nấm phát triển trong điều kiện khí hậu mát mẻ, đất ẩm và có thể đạt đến số lượng đặc biệt lớn trên các cánh đồng canh tác, tại nơi canh tác không cần đất (conservation tillage) được thực hiện để tiết kiệm chi phí nhiên liệu, tránh xói mòn đất, và mang lại các lợi ích sinh thái và môi trường khác.

Hai tác nhân gây bệnh nghiêm trọng này xảy ra đối với giai đoạn cây giống con vụ xuân là vào 4-6 tuần tuổi, Pat Okubara - nhà di truyền học tại Đơn vị nghiên cứu kiểm soát sinh học bệnh ở rễ ở Pullman trực thuộc cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) cho biết.

Okubara cho biết: Thuốc diệt nấm không có hiệu quả nhiều và không có giống lúa mì hoặc lúa mạch có khả năng kháng sẵn có cho người trồng.

Tuy nhiên, vi khuẩn Pseudomonas có thể tiết ra các enzym hoạt tính và các chất hóa sinh có thể giữ các đối thủ nấm, mang lại lợi ích của lúa mì và các loại cây trồng ký chủ khác. Một số chủng vi khuẩn cũng có thể giúp cây trồng cưu mang chúng bằng cách kích hoạt một loại phản ứng của hệ miễn dịch được gọi là "phản ứng hệ thống gây ra". Các chủng khác sản sinh ra các chất giống như hormone thúc đẩy bộ rễ và chồi cây phát triển ở cây ký chủ, giúp cây vượt qua những thiệt hại do nấm gây ra.

Trong các thử nghiệm về hiệu ứng nhà kính của Okubara và các đồng nghiệp, sử dụng năm chủng Pseudomonas đã làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của R. solani AG-98 gây thối rễ 30 - 92% và P. ultimum 32 - 56%. Hai chủng này cũng đã làm giảm hiện tượng thối rễ gây ra bởi R. oryzae và P. irregulare - nguyên nhân gây thiệt hại cho lúa mỳ và lúa mạch Tây Bắc Thái Bình Dương.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu nông nghiệp số ra tháng 1/2013.
 
N.H. - Mard, Theo ARS.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1431

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD