Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33361487
Xác định QTL và những gen ứng cử viên liên quan đến tính kháng bệnh đốm vằn trên cây lúa (Oryza sativa L.).

Bệnh đốm vằn hay khô vằn do nấm Rhizoctonia solani Kühn gây ra, là một trong những bệnh hại chính của vùng sản xuất lúa. Các nhà chọn giống thường đối mặt với nhiều thách thức khi cải tiến tính kháng bệnh này ở mức độ tin cậy cao và kháng mạnh, vì nó không có trong ngân hàng gen cây lúa. Theo cách đặt vấn đề ấy, người ta thực hiện nghiên cứu trên 40 mẫu giống trong ngân hàng gen lúa bao gồm 8 mẫu giống lúa hoang, 4 mẫu giống lúa bản địa, 26 mẫu giống lúa trồng và hai dòng lúa cải tiến trong kỹ thuật thanh lọc giống kháng bệnh đốm vằn theo qui trình “colonized bits of typha”.

Nguồn: Yadav S, Anuradha G, Kumar RR, Vemireddy LR, Sudhakar R, Donempudi K, Venkata D, Jabeen F, Narasimhan YK, Marathi B, Siddiq EA. 2015. Identification of QTLs and possible candidate genes conferring sheath blight resistance in rice (Oryza sativa L.). Springerplus 4:175. doi: 10.1186/s40064-015-0954-2. eCollection 2015. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25977888

TÓM TẮT

Bệnh đốm vằn hay khô vằn do nấm Rhizoctonia solani Kühn gây ra, là một trong những bệnh hại chính của vùng sản xuất lúa. Các nhà chọn giống thường đối mặt với nhiều thách thức khi cải tiến tính kháng bệnh này ở mức độ tin cậy cao và kháng mạnh, vì nó không có trong ngân hàng gen cây lúa. Theo cách đặt vấn đề ấy, người ta thực hiện nghiên cứu trên 40 mẫu giống trong ngân hàng gen lúa bao gồm 8 mẫu giống lúa hoang, 4 mẫu giống lúa bản địa, 26 mẫu giống lúa trồng và hai dòng lúa cải tiến trong kỹ thuật thanh lọc giống kháng bệnh đốm vằn theo qui trình “colonized bits of typha”. Ngoại trừ giống lúa Tẻ Tép và ARC10531 biểu hiện tính kháng trung bình, không có mẫu giống lúa nào có tính kháng thực sự đối với bệnh đốm vằn. Để hình thành bản đồ QTL (quantitative trait loci) liên quan đến tính kháng bệnh đốm vằn, người ta sử dụng hai quần thể (F2 và BC1F2) được phát triển từ cặp lai BPT-5204/ARC10531. Phân tích theo “composite interval mapping”, có 9 QTLs được xác định trên 5 nhiễm sắc thể khác nhau với mức giải thích được biến thiên kiểu hình từ 8,40 đến 21,76%. Hai chỉ thị SSR là RM336RM205 được tìm thấy có liên kết chặt chẽ với hai QTL chủ lực là qshb7.3qshb9.2, theo thứ tự . Hai chỉ thị này được sử dụng trong quần thể con lai hồi giao BC1F2 theo phương pháp phân tích “bulk segregant”. Protein “hypothetical β 1-3 glucanase” được mã hóa bởi 31 gen ứng cử viên. Người ta áp dụng kỹ thuật “in silico” và cơ sở dữ liệu cũa cây lúa “rice database RAP-DB” để xem xét vùng QTL được xác định qshb9.2. Kết quả chi tiết cho thấy giữa những gen ứng cử viên ấy, chúng sẽ tạo thuận lợi cho việc xem xét ở mức độ phân tử về bản chất vô cùng phức tạp của bệnh đốm vằn, đây là giai đoạn trung gian để bước tiến sang giai đoạn nghiên cứu genome học chức năng (functional genomics).

 

GS. Bùi Chí Bửu lược dịch.

 

Hình 6: Bản đồ di truyền phân tử cây lúa với các vị trí QTL liên quan đến tính kháng bệnh đốm vằn

Trở lại      In      Số lần xem: 1512

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD