Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33465805
​Ăn trái cây làm tăng đa dạng sinh học

Bằng cách phân tán hạt giống của cây cối, động vật ăn trái cây góp phần làm tăng khả năng sinh sản của cây trồng và do đó tăng đa dạng sinh học. Đây là những phát hiện của một nghiên cứu mới do Renske E. Onstein và W. Daniel Kissling, các nhà nghiên cứu tại Viện đa dạng sinh học và động lực hệ sinh thái trường Đại học Amsterdam (IBED) dẫn đầu.

Bằng cách phân tán hạt giống của cây cối, động vật ăn trái cây góp phần làm tăng khả năng sinh sản của cây trồng và do đó tăng đa dạng sinh học. Đây là những phát hiện của một nghiên cứu mới do Renske E. Onstein và W. Daniel Kissling, các nhà nghiên cứu tại Viện đa dạng sinh học và động lực hệ sinh thái trường Đại học Amsterdam (IBED) dẫn đầu.

 

Fruit-eating increases biodiversity.jpg
Cây cọ Cryosophila warscewiczii, Trung Quốc. Ảnh: Renske Onstein

Rừng mưa nhiệt đới là “siêu thị” các loại trái cây: hơn 70% các loài cây gỗ nhiệt đới có trái và sống dựa vào động vật ăn trái cây như tinh tinh, voi hoặc chim hồng hoàng để phân tán hạt. Bằng cách phân tán hạt giống của cây qua những khoảng cách lớn, những động vật này góp phần vào khả năng phân bố thực vật. Nhóm nghiên cứu quốc tế từ Hà Lan, Anh, Pháp, Thụy Điển và Đan Mạch đã nghiên cứu hơn 2000 loài cây cọ có trái để tìm hiểu sinh thái loài, sự phân bố và sự tương tác với động vật ăn trái cây có thể đã ảnh hưởng ra sao đến sự hình thành loài trong quá khứ của chúng.

Trước khi con người xâm chiếm rừng mưa nhiệt đới, nhiều động vật khác như lười khổng lồ và gomphothere đi vòng quanh những khu rừng này, thưởng thức bữa ăn trái cây và do đó thực hiện vai trò của chúng là những người phân tán hạt giống. Renske Onstein, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Những động vật lớn, được gọi là megafauna, ngày nay đã tuyệt chủng. Nhưng chúng có thể đã góp phần vào sự phát tán hạt của cây cọ có trái rất lớn, dài từ 4 đến 12cm”.

Những trái rất lớn này quá lớn nên không có bất cứ loài nào nuốt được, ví dụ như chim hoặc dơi, và hiện nay chỉ có một vài động vật, chẳng hạn như tapir, đủ lớn để nuốt và phân tán các hạt này. Onstein cho biết: "Mục đích của nghiên cứu này là so sánh sự phân bố trong quá khứ những cây cọ có trái rất lớn này với sự phân bố của những cây cọ có trái nhỏ hơn. Chúng tôi cho rằng sự tương tác trong lịch sử giữa những trái cọ rất lớn này với động vật khổng lồ ăn trái cây có thể làm giảm tốc độ phân bố của chúng so với những quả cọ nhỏ vì sự gia tăng lưu lượng gen giữa các quần thể, và do đó ít có cơ hội cho sự phân bố địa lý xảy ra".

Các điều kiện tiên quyết cho sự phân bố là sự hạn chế dòng chảy gen và cô lập các quần thể. Những quần thể này sau đó có thể phát triển thành những loài mới trong phạm vi hàng triệu năm. “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện thấy rằng kích thước trái cây không chỉ quan trọng trong việc giải thích sự phân bố của cây cọ, mà sự tương tác giữa kích cỡ quả, sự xâm chiếm hòn đảo và hình dạng của sự tăng trưởng cũng quan trọng". Thực vậy, những cây cọ được phân tán hạt bởi những động vật ăn trái cây như chim bồ câu và dơi ăn trái cây – là những loài có thể định cư ở các hòn đảo châu Á và đảo Thái Bình Dương biệt lập - cho thấy tỷ lệ phân bố cao nhất, tiếp theo là những cây cọ châu Mỹ Latinh phát triển trong rừng nhiệt đới, có sự phát tán hạt dựa vào động vật ăn cỏ ít vận động và duy trì hạn chế.

Những kết quả này cung cấp những hiểu biết quan trọng cho tương lai của đa dạng sinh học. Daniel Kissling, người khởi xướng nghiên cứu, cho biết: "Chúng ta đang chứng kiến ​​một đợt sóng lớn tuyệt chủng của các loài trên toàn thế giới, do sự thống trị của con người chúng ta đối với các hệ sinh thái của trái đất. Nhiều loài đang biến mất khỏi hành tinh của chúng ta do săn bắn, phân mảnh môi trường sống và các tác động khác của con người. Cái gọi là mất động vật trong hệ sinh thái này là một động lực chính cho sự thay đổi sinh thái toàn cầu và có những hệ quả đáng kể đối với hoạt động của các hệ sinh thái và hạnh phúc của con người. Daniel Kissling giải thích: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng sự tương tác giữa các loài, chẳng hạn như giữa các loài phân bố hạt giống là động vật và thức ăn thực vật của chúng, là rất quan trọng đối với đa dạng sinh học và những lợi ích mà tự nhiên mang lại cho xã hội loài người. Do đó, chúng ta không chỉ nên bảo vệ một loài hoặc có đủ không gian và môi trường sống cho động vật sinh sống. Chúng ta cũng cần tập trung nhiều nỗ lực để khôi phục lại các tương tác quan trọng giữa các loài ở những nơi mà chúng đã mất. Nếu không có điều này, tương lai của đa dạng sinh học sẽ giống như một siêu thị với những cái kệ trống".

Thanh Vân - Dostdongnai, theo ScienceDaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 1823

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD