Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  11
 Số lượt truy cập :  33465225
​Thâu tóm đất có đạo đức sẽ nuôi sống được 100 triệu người

Việc mua lại đất của các công ty nước ngoài ở những vùng nghèo khó ở Châu Phi và Châu Á có thể nuôi sống thêm 100 triệu người nếu đất được sử dụng để trồng lương thực. Nhưng lợi ích sẽ tối thiểu nếu những người tiếp quản đất xuất khẩu sản phẩm đến các quốc gia vốn đã no đủ.

Việc mua lại đất của các công ty nước ngoài ở những vùng nghèo khó ở Châu Phi và Châu Á có thể nuôi sống thêm 100 triệu người nếu đất được sử dụng để trồng lương thực. Nhưng lợi ích sẽ tối thiểu nếu những người tiếp quản đất xuất khẩu sản phẩm đến các quốc gia vốn đã no đủ.
 


Thâu tóm đất có thể tốt hoặc xấu tùy thuộc vào việc cây trồng có được xuất khẩu hay không (Ảnh: Image Broker/REX)

 

Những diện tích đất rộng lớn ở các quốc gia nghèo đã được các công ty lớn tiếp quản trong thập niên qua. Mục đích là dùng đất cho canh tác nhưng phần lớn các vụ thâu tóm đất phải di dời và làm hại người dân địa phương, do đó, các tổ chức từ thiện và phi chính phủ đã tổ chức các chiến dịch chống lại việc làm này.

 

Cristina Rulli của Đại học bách khoa Milan ở Ý và Paolo D'Odorico của Đại học Virginia ở Charlottesville, Virginia đã xem xét một cơ sở dữ liệu toàn cầu của 31 triệu ha trong các hợp đồng đất đai tính từ năm 2000. Mục tiêu lớn nhất cho những người mua lại đất là Sudan, Indonesia và Papua New Guinea.

 

Họ tính toán sản lượng cây trồng tiềm năng bằng các kỹ thuật canh tác hiện đại trên diện tích đất đó và phát hiện ra rằng người mua lại đất có thể sản xuất đủ lương thực cho 300 đến 550 triệu người. Các phương pháp canh tác truyền thống địa phương chỉ đủ nuôi sống 190 đến 370 triệu người.

 

Điều đó nghe có vẻ tuyệt vời nhưng không có khả năng đạt được sản lượng cao như thế. “Hầu hết đất được mua lại đều chưa qua sản xuất”, các tác giả cho biết. Hơn nữa, đến một nửa các vụ thâu tóm đất không để trồng lương thực. “Ở Malaysia, Zimbabwe và Gabon, các loại cây trồng làm nhiên liệu sinh học là mục tiêu canh tác lớn duy nhất”.

 

Tuy nhiên, nếu trồng lương thực là mục tiêu thì câu hỏi lớn là ai sẽ được nhận nó: cư dân địa phương đói kém hay người nước ngoài giàu có? “Việc thâu tóm đất có thể được xem là tốt hay xấu tùy thuộc một phần vào việc cây trồng có được xuất khẩu đến các quốc gia mục tiêu hay không”, Rulli nói. “Thường thì không có các chính sách hiệu quả tại chỗ có thể ngăn cản các nhà đầu từ bán sản phẩm đến các thị trường giá cao hơn”. Điều đó có nghĩa là người dân địa phương chẳng có nguồn lương thực bổ sung nào.

 

“Thật mâu thuẫn để nói rằng những người thâu tóm đất có thể nuôi sống thế giới khi việc mua lại của họ làm yếu đi an ninh lương thực địa phương”, Kate Geary của Oxfam, tổ chức đang triển khai chiến dịch chống thâu tóm đất nói.

 

Những người khác thì cho rằng việc thâu tóm đất lấy đi quyền kiểm soát của cư dân địa phương. “Sự tự quyết của người dân ở các quốc gia này để chọn dạng xã hội họ muốn sống đang bị suy yếu bởi việc thâu tóm đất”, Michael Taylor của Liên minh đất quốc tế, một mạng lưới của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác nắm giữ dữ liệu mà các nhà nghiên cứu đang sử dụng.

 

“Các nông hộ nhỏ vẫn nuôi sống hầu hết cư dân thế giới”, Taylor nói. Thay vì khuyến khích tiếp quản đất đai của họ, “các nhà nghiên cứu nên giúp họ vượt qua những thách thức đã ngăn cản họ làm việc đó tốt hơn”.

 

L.H - Dostdongnai, theo New Scientist.

Trở lại      In      Số lần xem: 3196

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD