Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33270638

Thứ tư, 14-10-2020 | 08:45:17

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn có khả năng đối kháng nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh trên cây Thanh long. Từ các mẫu đất vùng rễ cây Thanh long thu từ tỉnh Lạng Giang, Tiền Giang và Long An, 3 chủng vi khuẩn đối kháng mạnh với nấm N. dimidiatum được tuyển chọn.

Chủ nhật, 27-09-2020 | 05:56:59

Nghiên cứu về đặc điểm sinh học và khả năng ăn mồi của bọ rùa sáu vệt đen (Menochilus sexmaculata) ở điều kiện phòng thí nghiệm được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 4 năm 2017 tại Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học An Giang. Kết quả thí nghiệm cho thấy, vòng đời của bọ rùa sáu vệt đen (M. sexmaculata) dao động từ 13 - 20 ngày với nguồn thức ăn là rệp muội đen (Aphis craccivora) và rệp muội bông (Aphis gossypii). Giai đoạn trứng là 3,08 ± 2,03 ngày.

Thứ năm, 17-09-2020 | 08:29:40

Nghiên cứu được thực hiện nhằm làm cơ sở cho việc sử dụng, bảo tồn, duy trì nguồn giống các loài bọ rùa thiên địch, làm tiền đề cho việc xây dựng quy trình IPM, ứng dụng trong công tác phòng trừ sinh học để quản lý nhóm côn trùng gây hại trên cây thanh long. Kết quả ghi nhận 10 loài bọ rùa thiên địch hiện diện trên cây thanh long: Micraspis discolor, Menochilus sexmaculatus, Coccinella transversalis, Scymnus bipunctatus, Cryptolaemus sp. 1, Cryptolaemus sp. 2, Pseudaspidimerus sp., Scymnus sp. 1, Stethorus sp. và Scymnus sp. 2thuộc 2 phân họ Coccinellinae và Scymninae.

Thứ tư, 16-09-2020 | 06:02:53

Ứng dụng một số biện pháp sinh học và hóa học trong phòng trừ tác nhân gây chết cà phê vối sau tái canh chỉ ra rằng: Trồng xen cây muồng hoa vàng và xử lý bột cây dã quỳ với lượng từ 20 - 40 g/hố sau 30 tháng trồng không có tác dụng hạn chế được nguồn nấm Fusarium spp. trong đất. Sử dụng chế phẩm sinh học: Tervigo 20 SC + Trico VTN cho hiệu lực phòng trừ tuyến trùng từ 30,8% - 41,18% và chế phẩm TKS - NEMA phòng trừ nấm từ 42,94% 43,29%.

Thứ tư, 16-09-2020 | 05:58:41

Bệnh đốm nâu thanh long do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra là một trong những bệnh hại nghiêm trọng nhất trên cây thanh long Hylocereus undatus, gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho người trồng thanh long. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định khả năng đối kháng của loài nấm Chaetomium spp. đối với nấm N. dimidiatum gây bệnh đốm nâu thanh long bằng phương pháp đồng nuôi cấy trên môi trường thạch-dextrose-khoai tây (PDA). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chủng nấm Chaetomium spp.  đều có hiệu lực ức chế đường kính tản nấm và  sinh bào tử của nấm N. dimidiatum gây bệnh đốm nâu thanh long.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:14:32

Điều tra hiện trạng đối với các vườn cà phê trước tái canh tại Tây Nguyên nhằm đưa ra khuyến cáo trong công tác tái canh cà phê vối là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết trong chương trình tái canh cà phê do Bộ Nông nghiệp và PTNT phát động. Kết quả điều tra chỉ ra rằng: Vườn > 20 năm tuổi phải tái canh là do bị bệnh vàng lá, thối rễ 21,4 - 26,8%. Vườn ≤ 20 năm tuổi mà phải nhổ đi để tái canh là do bị bệnh nặng với 25% số vườn có 10% cây bị bệnh và tới 75% số vườn có trên 20% cây bị bệnh.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 08:07:49

Các loài nấm Chaetomium được nghiên cứu sử dụng như một tác nhân sinh học phòng trừ tác nhân gây bệnh cây. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định nấm Chaetomium từ các mẫu đất thu thập, mẫu đất được thu thập từ đất trồng cây sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long trong năm 2017. Các loài nấm Chaetomium được phân lập bằng kỹ thuật bẫy đất với các mảnh giấy lọc và được định danh tên loài bằng kỹ thuật truyền thống, sinh học phân tử.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:23:31

Rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti) được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2012. Nhiều kết quả nghiên cứu của thế giới đã khẳng định loài ong ký sinh Anagyrus lopezi có khả năng kiểm soát hiệu quả rệp sáp bột hồng hại sắn. Kết quả nghiên cứu tại tỉnh Tây Ninh từ năm 2013 đến năm 2015 đã cho thấy ong ký sinh Anagyrus lopezi có khả năng hạn chế mức độ gây hại của rệp sáp bột hồng, tỷ lệ ký sinh đạt cao nhất (83,1 - 92,5%) sau khi thả ong 60 ngày.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:11:38

Nghiên cứu về nấm và tuyến trùng ảnh hưởng đến bệnh vàng lá và bệnh thối rễ được thực hiện ở Tây Nguyên từ năm 2014 đến năm 2015. Kết quả đã xác định được hai loài tuyến trùng Pratylenchus coffeae Meloidogyne incognita là tác nhân gây ra hiện tượng vàng lá, thối rễ trên cây cà phê, đặc biệt khi Pratylenchus coffeae > 500 tuyến trùng/ 5 g rễ sẽ gây hiện tượng vàng lá, thối rễ.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:41:46

Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella được tiến hành từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 09 năm 2014 tại Viện Cây ăn quả miền Nam và tại xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Kết quả ghi nhận thành trùng sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella có màu vàng xám đến nâu đậm. Con đực có râu hình răng lược còn con cái có râu hình sợi chỉ. Trứng có hình oval, màu trắng hơi phồng lên rồi chuyển sang màu hồng.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD