Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33271128
Nghiên cứu cải thiện hàm lượng amylose giống lúa trồng OM576 bằng marker phân tử (Tác giả: Trương Quốc Ánh, Trương Thị Tú Anh, Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang)
Thứ năm, 22-03-2012 | 14:22:38

Trương Quốc Ánh (1), Trương Thị Tú Anh (1),
Bùi Chí Bửu (1), Nguyễn Thị Lang (2)

TÓM TẮT

 

Giống lúa OM576 hay còn có tên gọi là giống Hầm Trâu được lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai giữa giống IR48 và giống Hungary. Giống lúa này được nhiều nông dân ưa chuộng vì thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và khả năng thích nghi tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của OM576 là hàm lượng amylose cao từ 25 - 26%, nên rất cứng cơm. Có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng hàm lượng amylose được kiểm soát bởi locus Wx nằm trên vùng vai ngắn của nhiễm sắc thể số 6. Vì vậy, hàm lượng amylose của giống này được cải thiện bằng cách du nhập gene có hàm lượng amylose thấp từ giống lúa VD20 thông qua phương pháp lai hồi giao. Hai marker RM190 và RM510 được sử dụng để chọn lọc những con lai mang alen của VD20 và OM576 trong quần thể hồi giao BC1F1 và kiểm tra lại trong quần thể BC2F1. Ở quần thể BC1F1 mức độ tương đồng của những cá thể mang gen dị hợp của hai marker RM190 và RM510 là 30 cá thể. Những cá thể này được chọn lọc làm vật liệu lai tạo quần thể BC2F1. Kết quả đánh giá kiểu hình ở quần thể BC2F1 đã xác định được 53 cá thể có hàm lượng amylose trung bình, 35 cá thể có hàm lượng amylose cao và 12 cá thể có hàm lượng amylsose thấp. Mức độ chính xác giữa kiểu gene và kiểu hình của marker RM190 của những cá thể mang gene Aa là 81,63%, và của RM510 là 76,07%. Mức độ chính xác giữa kiểu gene và kiểu hình của những cá thể mang gene AA đối với marker RM190 là 64,58%, và marker RM510 là 59,18%. Kết quả này tạo tiền đề cho công tác chọn tạo giống lúa có hàm lượng amylose thấp và trung bình bằng marker phân tử.

 

Từ khóa: hàm lượng amyloe, locus Wx, marker phân tử, MAS, PCR

___________________

(1) Viện KHKTNN miền Nam

(2) Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long


Chú thích: Bài đăng trên tạp chí Công nghệ Sinh học, tập 9, sốchuyên sang 4A, năm 2011, trang 651-658

Xem chi tiết xin liên hệ:

Tác giả: Trương Quốc Ánh  Email: anh.tq@iasvn.org hoặc

Thư Viện, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 08.38230963 – Email: thuvien@iasvn.org

Trở lại      In      Số lần xem: 5273

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD