Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33276003
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống lúa mới và xây dựng mô hình sản xuất lúa tại vùng đồng bào dân tộc ở hai tỉnh Bình Phước và Đắk Nông (Tác giả: Đỗ Khắc Thịnh, Hoàng Đức Dũng, Nguyễn Huy Việt; Nguyễn Thị Thanh Huyền)
Thứ tư, 21-03-2012 | 09:48:10

TÓM TẮT

 

 Lúa là cây lương thực chính và sản xuất lúa cũng là nguồn thu nhập quan trọng của vùng đồng bào dân tộc ở hai tỉnh Bình Phước và Đắk Nông.  Do người sản xuất ít được tiếp cận với những kỹ thuật mới nên năng suất lúa còn thấp, giá thành lúa khá cao so với nhiều vùng khác. Nội dung đề tài nhằm tuyển chọn giống, xác định lượng giống sạ và công thức phân bón thích hợp. Các thí nghiệm được đánh giá theo tiêu chuẩn IRRI (1996), tiêu chuẩn ngành 10 TCN 554-2002.  Kết quả tuyển chọn được 6 giống lúa  triển vọng ngắn ngày, năng suất cao hơn giống địa phương trên 17%, chất lượng gạo tốt, chống chịu với bệnh đạo ôn và rầy nâu.  Tại Bình Phước lượng giống gieo sạ phù hợp ở vụ Hè Thu là 120 kg và Đông Xuân 120-150; tại Đắk Nông 90-120 kg/ha và 120-150 kg/ha cho vụ Hè Thu và Đông Xuân. Công thức phân bón phù hợp ở vụ Hè Thu: 90N + 60P2O5 + 50 K2O & Đông Xuân: 90-120N + 60P2O5 + 50 K2O kg/ha cho Bình Phước;  90-120 N + 60P2O5 + 50 K2O kg/ha ở vụ Hè Thu, 120N + 60P2O5 + 50 K2O kg/ha vụ Đông Xuân cho Đắk Nông. Ở vụ Đông Xuân, tại Bình Phước mô hình sản xuất lúa đạt hiệu quả kinh tế hơn đối chứng của nông dân ngoài mô hình từ 9,9-13,5% trong khi tại Đắk Nông hiệu quả kinh tế của mô hình là 21,8 -27,8% và 2,0-72,0%  cao hơn đối chứng địa phương có trình độ thâm canh thấp và cao.  Ở vụ Hè Thu, tại Bình Phước mô hình sản xuất lúa đạt hiệu quả kinh tế hơn đối chứng sản xuất của nông dân ngoài mô hình là: 13,2-26,8 %. Tại Đắk Nông hiệu quả kinh tế  cao hơn của mô hình tại vùng có trình độ thâm canh thấp là 20,6-41,1 % và 6,7- 23,9 % nơi địa phương có trình độ thâm canh cao.

Từ khóa: Bình Phước, Đắk Nông, công thức phân bón, gieo sạ, giống lúa, mô hình  

___________________

Viện KHKTNN miền Nam

 

Chú thích: Bài đăng trên tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 14, năm 2011, trang 3-9

Xem chi tiết xin liên hệ:

Tác giả: Đỗ Khắc Thịnh  Email: dokhacthinh_52@yahoo.com.vn hoặc

Thư Viện, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 08.38230963 – Email: thuvien@iasvn.org

Các thí nghiệm về giống mới, phân bón, mật độ gieo sạ được thực hiện tại địa phương để hoàn thiện QTKT sản xuất lúa có hiệu quả

Xây dựng mô hình sản xuất thông qua tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ nhằm chuyển giao kỹ thuật có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa tại thôn bản của đồng bào Tày Nùng

Già làng, trưởng bản tham gia xây dựng mô hình sản xuất lúa tại Krông Nô, Đắk Nông 2011

 

Trở lại      In      Số lần xem: 5455

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD