Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  28
 Số lượt truy cập :  33269931
Biến đổi gen - Công nghệ tối quan trọng nhất trong việc nuôi sống thế giới
Thứ hai, 31-08-2015 | 13:35:26

Nguyên cố vấn của Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, biến đổi gen (GM) là công nghệ tối quan trọng nhất trong nông nghiệp để giải quyết thách thức của việc nuôi sống một dân số toàn cầu đang tăng lên.

 

feed the population.jpg
Nguồn ảnh: Flickr user Lauren Manning.

Viết trong tạp chí Nông nghiệp & An ninh Lương thực, nguyên cố vấn của Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, biến đổi gen là công nghệ tối quan trọng nhất trong nông nghiệp để giải quyết thách thức của việc nuôi sống một dân số toàn cầu đang tăng lên.

Nina Fedoroff, nhà sinh học phân tử và nguyên Cố vấn Khoa học và Công nghệ cho  Hillary Clinton và Condoleezza Rice, cảnh báo về ảnh hưởng bất lợi của chính trị và thông tin sai lạc đến sự an toàn của cây trồng biến đổi gen.

Nói về vấn đề an toàn, Fedoroff nhấn mạnh nghiên cứu gần đây cho thấy việc sửa đổi cây trồng bằng kỹ thuật phân tử có tác động đến sự biểu hiện gen, protein và mức độ chuyển hóa ít hơn so với các phép lai di truyền thông thường. Các phương pháp mới cũng đang được phát triển nhanh chóng, hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng tính đặc hiệu và độ chính xác của biến đổi gen.

"Rất nhiều bằng chứng cho thấy, các loại thực phẩm biến đổi gen hiện nay trên thị trường cũng an toàn như các loại thực phẩm không biến đổi gen hoặc thậm chí an toàn hơn", Fedoroff lập luận. Bà cũng trích dẫn một bản xem xét tổng quan gần đây của Liên minh Châu Âu về hơn 130 dự án nghiên cứu trong hơn 25 năm kết luận rằng, phương pháp biến đổi gen không hẳn đã nhiều rủi ro hơn so với các công nghệ nhân giống cây trồng thông thường. Fedoroff cho biết thêm: "Tất cả các cơ quan khoa học đáng tin cậy mà kiểm tra các bằng chứng này cũng có kết luận tương tự".

Trong bài bình luận của mình, Fedoroff giải thích rằng dân số loài người đã phát triển gấp bảy lần so với hai thế kỷ qua, và dự đoán sẽ có thêm 2-3 tỷ người trong thế kỷ 21. Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc đã ước tính rằng sản lượng lương thực sẽ cần phải tăng 70% vào năm 2050 để đáp ứng nhu cầu này.

Bà viết: "Xu hướng tăng trưởng sản lượng hiện tại không đủ để theo kịp với nhu cầu phát triển ... Để sống bền vững trong những hạn chế, chúng ta phải trồng nhiều hơn nữa trên cùng một lượng đất, sử dụng ít nước hơn, ít năng lượng hơn và ít hóa chất hơn. Cuộc cách mạng di truyền phân tử vào cuối thế kỷ 20 mà hỗ trợ sự phát triển của các phương pháp biến đổ gen chính xác là công nghệ tối quan trọng nhất để đáp ứng những thách thức này".

Fedoroff cảnh báo rằng, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp cũng được dự đoán sẽ ngày càng tệ hơn, và đất canh tác tiếp tục bị mất do đô thị hóa, sự nhiễm mặn, và sa mạc hóa.

Fedoroff viết, "nguồn cung cấp nước ngọt cho nông nghiệp cũng đang chịu áp lực. Hiện nay, khoảng một phần ba dân số thế giới sống ở các vùng khô hạn và bán khô hạn, trong đó bao gồm khoảng 40% diện tích đất ... Tuy nhiên, các loại cây trồng chính mà hiện nay nuôi sống thế giới – gồm ngô, lúa mì, gạo, đậu nành – đòi hỏi một lượng nước đáng kể".

Các tiến bộ trong kiến ​​thức về phản ứng căng thẳng của cây trồng và các công cụ nhân giống cây trồng đã dẫn đến sự ra đời của các giống cây trồng chịu hạn mới, cả biến đổ gen và không biến đổ gen, Fedoroff cho biết.

Nhưng sự phản đối đối với cây trồng biến đổi gen trong hệ thống chính trị của Nhật Bản và hầu hết các nước Châu Âu và Châu Phi đã cản trở sự tiến bộ. Fedoroff đề xuất rằng, "Ảnh hưởng Châu Âu đặc biệt gây bất lợi ở Châu Phi, khiến cho các nhà lãnh đạo Châu Phi trở nên quá thận trọng trong việc phê duyệt các loại cây trồng biến đổi gen và thậm chí cấm nhập khẩu hạt biến đổi gen để làm giảm bớt nạn đói".

Fedoroff đã thảo luận về cơ hội bị bỏ lỡ trong việc sử dụng công nghệ biến đổi gen để giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng toàn cầu. Thiếu vitamin A trầm trọng gây ra lên đến 2,8 triệu ca tử vong và mù lòa có thể phòng ngừa ở nửa triệu trẻ em mỗi năm. Cây trồng biến đổi gen 'Lúa Vàng' sản xuất đủ β-carotene vì vậy mà một vài lạng gạo nấu chín có thể loại bỏ bệnh tật và tử vong do thiếu vitamin A. Tuy nhiên, "Lúa vàng vẫn sa lầy trong tranh cãi và đã bị thắt chặt trong quá trình quản lý trong hơn một thập kỷ", Fedoroff lập luận. "Hàng triệu người đau khổ và chết trong khi Lúa Vàng vẫn đang được thử nghiệm".

Fedoroff cũng nêu rõ những câu chuyện tích cực hơn về việc áp dụng cây trồng biến đổi gen, bằng việc trích dẫn các nghiên cứu cho thấy rằng hơn 90% nông dân trồng cây công nghệ sinh học hiện nay là sản xuất nhỏ và nghèo tài nguyên, và các nghiên cứu khác kết luận rằng, trong hơn 20 năm qua, cây trồng biến đổi gen đã giảm thuốc trừ sâu sử dụng đến 37%, năng suất cây trồng tăng 22% và tăng lợi nhuận cho nông dân 68%. “Lý do đơn giản mà nông dân chuyển sang các loại cây trồng biến đổi gen là sản lượng của chúng tăng lên và chi phí của họ giảm xuống".

Lấy bối cảnh lịch sử, Fedoroff cho rằng, phần lớn sự chống đối với cây trồng biến đổi gen có thể nằm ở sự hiểu biết của chúng ta về những gì cấu thành "biến đổi gen".

"Con người đã thực hiện biến đổi gen một thời gian dài trước khi hóa học đi vào nông nghiệp, chuyển đổi thực vật hoang dã không ăn được thành cây trồng, động vật hoang dã thành vật nuôi và khai thác vi khuẩn để sản xuất mọi thứ từ phô mai đến rượu và bia. Nhưng kỳ lạ là, chỉ có phương pháp hiện đại của chúng ta trong việc uốn cong cấu tạo gen của sinh vật để phù hợp với nhu cầu của chúng ta ngày nay mới được công nhận là biến đổi gen". Fedoroff giải thích.

Fedoroff kết luận bằng câu hỏi: "Liệu chúng ta có trí khôn để vượt qua nỗi sợ hãi của các công nghệ mới và tái đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nông nghiệp hay không, mà có thể đồng thời tăng năng suất nông nghiệp và giảm tác động môi trường của nó, để chúng ta có thể bảo tồn những gì còn sót lại của di sản sinh học đặc biệt của chúng ta? Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ định hình nền văn minh tương lai của chúng ta, tốt hơn hoặc xấu hơn”.

Thanh Vân - Dostdongnai, theo Eurekalert.

Trở lại      In      Số lần xem: 1017

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD