Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  31
 Số lượt truy cập :  33275127
Hội nghị Quốc tế: “Đa dạng sinh học nông nghiệp phục vụ phát triển bền vững”, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 3-4 tháng 6, 2013
Thứ năm, 06-06-2013 | 10:48:22

GS Bùi chí Bửu

Viện Khoa Học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

Hội nghị được cố vấn bởi bởi Viện Hàn Lâm Khoa Học Nông Nghiệp Trung Quốc (CAAS), Biodiversity International, Quỹ Khoa Học Tự Nhiên của Trung Quốc (NSFC), và được tổ chức trực tiếp bởi Viện Khoa Học Cây Trồng (trực thuộc CAAS), tại Friendship Hotel. Hội nghị có 16 báo cáo trên Hội trường và 12 poster. Đại biểu thuộc 7 quốc gia và 2 tổ chức quốc tế IFPRI, Bioversity International.

 

PHIÊN KHAI MẠC

 

Dr Xu Liu, Phó Chủ tịch CAAS đọc diễn văn khai mạc, nhấn mạnh đến tác động tích cực của đa dạng sinh học trong điều kiện dân số TQ sẽ tăng 1,5 tỷ dân, với 5 ưu tiên trong chiến lược phát triển, trong đó có lương thực và năng lượng.

Dr Emile Frison, Tổng Giám Đốc của Bioversity International quan tâm đến vai trò của “ecosystem services” (dịch vụ sinh thái) vốn có trong tự nhiên, thông qua việc tăng cường hợp tác quốc tế, để có được những lợi ích mà đa dạng sinh học mang lại cho loài người.

Bà Tiến Sĩ Zhang Yinglan, Chủ tịch của NSFC, Trung Quốc cám ơn sự hợp tác quốc tế đặc biệt là quỹ tài trợ cho nghiên cứu đa dạng sinh học nông nghiệp để 10 Trung Tâm khoa học có liên quan hoạt động.

 

TỔNG QUAN VỀ NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC NÔNG NGHIỆP

 

            Dr E. Frison, Bioversity International, cho rằng đến năm 2050 dân số thế giới đạt con số 9,2 tỷ người, có nghĩa là tăng so với hiện nay 37%. Đây là thách thức lớn nhất đối với an ninh lương thực. Hiện nay, thế giới có 3,5 trẻ em chết / mỗi năm, vì thiếu dinh dưỡng. Hội chứng “hidden hunger” (cơn đói đang ẩn giấu) do thiếu vi chất dinh dưỡng, vô tình đã làm tổn thương biết bao trẻ em. Ngược lại, có 1,2 tỷ người thừa cân và béo phì trở thành vấn đề lớn của thế giới. Những căn bệnh như vậy người ta gọi đó là “non-communicable diseases” liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng. Biến đổi khí hậu với nhiệt độ tăng 2,50C, sẽ tạo ra những sâu bệnh hại mới, những sự kiện cực đoan xảy ra nhiều hơn, cái dự đoán được xảy ra ít hơn, đặc biệt là đa dạng sinh học trở nên nghèo nàn. Làm thế nào nông nghiệp giải quyết được các thách thức ấy? Chúng ta cần sự thích ứng, cần lương thực cả về lượng và chất, xây dựng được các điển hình (paradigm) khác nhau, không rập khuôn. Khi chúng ta sử dụng tốt đa dạng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, chắc chắn sẽ cải thiện được an sinh xã hội cho các nông hộ nhỏ (small holders), bổ sung được cách quản lý nguồn tài nguyên di truyền theo kiểu “ex-situ” và “on-farm”. Muốn cải thiện được an sinh xã hội trong hoàn cản thiếu đất, thừa người; chúng ta phải tạo cơ hội tốt hơn để sử dụng các loài cho thực phẩm thuộc nhóm NUS (neglected and underutilized species: loài có trong tự nhiên chưa được quan tâm sử dụng nhiều), nhất là trái cây nhiệt đới. Khi chúng ta quản lý tốt các dịch vụ sinh thái đồng ruộng, chu trình dinh dưỡng và độ phì nhiêu của đất sẽ tốt hơn, việc thụ phấn của loài cây trồng tốt hơn, quản lý nước, quản lý dịch hại hiệu quả hơn. Đối với những điều kiện môi trường mà con người không dự đoán được nó xảy ra như thế nào, chúng ta phải tiến hành các phương pháp giảm thiểu rủi ro, thí dụ như đa dạng cây trồng ở Burkina Faso hiện nay. Chiến lược đa dạng cây trồng phải dựa trên cơ sở di truyền đa dạng để cung cấp nguồn lương thực “bền vững” (sustainable diet). Tất cả các biện pháp liên quan đến agro-biodiversity đều nhằm mục đích “dinh dưỡng” cho mọi người. Ở Kenya, người ta đã phát triển thành công dự án tăng cường sử dụng rau bản địa (ALV: African leaf vegetable) có nguồn gốc ở Châu Phi; xung quanh thủ đô Nairobi, nông dân trồng ALV đã tiếp cận được thị trường đạt con số 52% nông sản bán được, 2/3 nông hộ có thu nhập gia tăng đáng kể, người tiêu thụ ALV đạt 50%. Ở Ấn Độ, người ta đang phát triển các giống kê bản địa (thứ yếu) trên vùng khô hạn, giàu sắt và calcium, kết quả tăng năng suất được 70% trong vùng dự án. Việc khai thác đa dạng sinh học phải chú ý nhiều hơn về chuỗi giá trị nông sản (value chain) bên cạnh sự đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học, nhằm thúc đẩy các giá trị riêng biệt của người nghèo. Dr Frison rất tâm đắc với phương pháp hợp nhất được mục tiêu: an sinh, dinh dưỡng và tính bền vững trong quản lý in-situ và on-farm, đặc biệt đối với các loài hoang dại có liên quan mật thiết với giống canh tác. Nguồn tài nguyên di truyền thực vật phải được quản lý thông qua các hiệp ước quốc tế (treaties).

 

Prof. Dr Wang Shumin, Phó Viện Trưởng Viện Khoa Học Cây Trồng, trình bày tổng quan nội dung quản lý đa dạng sinh học trong nông nghiệp Trung Quốc. Dân số hiện nay là 1,4 tỷ người, với 50% dân cư sống ở thành thị, 200 triệu người đang sống dưới mức nghèo theo tiêu chuẩn TQ. Có 150 triệu ha nông nghiệp, trong đó cây cho hạt chiếm 107 triệu ha, diện tích gieo trồng / năm. Cây mễ cốc chiếm tỷ lệ 85% diện tích (bắp, lúa và lúa mì nhiều nhất). Năng suất bình quân cả nước của lúa hiện nay là 6,38 t/ha, lúa mì 4,76 t/ha, bắp 5,39 t/ha. Hiện nay, TQ có 600 loài cây trồng với nhiều mục đích khác nhau. Hơn 120 vị trí được Chính phủ cho phép bảo tồn in-situ, bao gồm cả loài hoang dại gần gủi với loài cây trồng, thí dụ như lúa hoang dại, đậu nành hoang dại, lúa mì hoang dại. Trung Quốc thành lập được >100 ngân hàng gen, rải rác khắp đất nước, bảo tồn > 400 nghìn mẫu giống (accessions). Mười năm qua, có hơn 250 nghìn mẫu giống được phân phấn tới người tiêu dùng. Đặc sắc nhất là nội dung bảo tồn in-situ đậu nành hoang dại được bảo vệ tốt, có khoảng 100 mẫu giống ĐN với hàm lượng protein cao >45%.

 

Bà Tiến Sĩ Cooje Hoogendoon, thuộc tổ chức INBAR (International for Bamboo and Rattan) tổng hợp tiềm năng của tre và mây trong hệ thống đa dạng sinh học nông lâm nghiệp. Tre có khoảng >1.200 loài, trong đó có 15-20 loài có giá trị thương mại, với tổng giá trị xuất khẩu trên thị trường quốc tế hàng năm khoảng 1,5 tỷ USD. Nó có khả năng thay thế gỗ rừng, giúp loài người giảm tàn phá rừng. Mây có khoảng 650 loài, với tổng giá trị xuất khẩu hàng chế biến 0,5-1,0 tỷ USD / năm trên thị trường thế giới. Rừng tre mây giữ nước rất tốt, lá rụng xuống đất bảo vệ được đất rừng không bị nóng do nắng soi. Dự án phát triển 65.000 ha rừng ở TQ đã đạt hiệu quả cao, từ 300 USD / đầu người năm 1980, vùng dự án đã có thu nhập 6.500 USD / đầu người vào năm 2009, với sản phẩm rừng không phải gỗ (NTFP: non-timber forest products) chiếm 45%.

 

Bà Tiến Sĩ Zhang Wei, Viên nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) đã có những nghiên cứu về hiệu quả kinh tế về hệ thống dịch vụ sinh thái đồng ruộng (ecosystem services). Con bọ rùa (ladybeetle) với mật số 1 con / 100 cây (hoặc 540 con/ ha) trên ruộng trồng bông vải, đạt giá trị biên tế so với đối chứng (không có bọ rùa) là 4,97 USD / ha. Giá trị kinh tế tổng cộng là 11,05 USD / ha so với đối chứng (bao gồm cả chi phí thuốc trừ sâu). Nếu dùng thêm 1 kg a.i. thuốc sâu sẽ làm giảm 29,7 con bọ rùa / ha. Phương pháp được áp dụng để phân tích là LUD (land use diversity metrics) trên cơ sở chỉ số Shannon và Simpson.

 

ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI

 

Bà TS Devra Jarvis, chuyên gia của IPGRI, người bạn lớn của Trung tâm Tài Nguyên Di truyền TV của Việt Nam trước đây, vẫn còn rất sôi nổi trong thảo luận về nội dung giảm thiểu tối đa những rủi ro cho sự đa dạng của giống cây trồng bản địa. Bởi vì giống bản địa đã giúp làm giảm thiệt hại của sâu bệnh rất đáng kể. Công trình của nhóm tác giả này đã thực hiện tại Trung Quốc, Uganda, Ecuador, và Morocco. Tăng cường đa dạng giống cây trồng tất yếu dẫn đến hệ số “richness” tăng, ảnh hưởng đến giá trị “evennes” trong mối liên quan đến việc giảm mức độ gây hại của sâu bệnh. Những khái niệm mới mẽ này được thảo luận sâu trong hội nghị.

 

Dr Wang Yun-Yue, ĐH Nông Nghiệp Yunnam, Kunning báo cáo về việc thay thế thuốc trừ sâu bằng đa dạng giống cây trồng.

 

Đại diện VAAS, Việt Nam, chúng tôi báo cáo về khai thác gen mục tiêu từ lúa hoang chuyển vào lúa trồng, tạo giống kháng rầy nâu, bệnh đạo ôn và chống chịu được phèn, mặn. Công trình được tổng kết sau 30 năm với sự hợp tác giúp đỡ của IRRI, JIRCAS. Báo cáo được sự chú ý của Hội Nghị và được thảo luận sôi nổi nhất trong ngày đầu tiên. Mẫu lúa hoang Oryza rufipogon được thu thập từ Tràm Chim Đồng tháp Mười, trên đất phèn nặng, ngập nước, được khai thác thành công nhất trong 30 năm qua. Dòng dẫn xuất của nó là AS996 hiện là vật liệu nguồn cung cấp các gen mục tiêu kháng rấy nâu, đạo ôn, chịu độ độc nhôm, chống chịu thiếu lân và chịu mặn, với hai giống lúa đã được phát triển thành công ra sản xuất.

 

ĐA DẠNG DI TRUYỀN NÔNG NGHIỆP VÀ HỆ THỐNG CANH TÁC BỀN VỮNG

 

Bà Dr Nora Scarelli, Viện nghiên cứu và phát triển Montpellier, Pháp, trình bày hiệu quả sử dụng đa dạng di truyền trong điều kiện thế giới thay đổi, với nghiên cứu tình huống trên cây kê và khoai mở tại Châu Phi. Các “phytochrome genes” điều khiển chu trình sinh lý làm trổ bông. Gen “PHY” có hai kiểu gen T và C. So với 30 năm trước đây, giống kê bản địa hiện nay trổ bông sớm hơn rất nhiều. Tại sao? Bởi vì số tần suất các alen Phy đã tăng gấp đôi so với 30 năm trước. Giống khoa mở bản địa (yam) có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu khá tích cực. Những hiểu biết của nông dân Châu Phi được đánh giá cao trong hội nghị, về kinh nghiệm quản lý khoai mở bản địa và kỹ thuật canh tác thích ứng (farmer knowledge).

 

Dr Prem Mathur, đại diện Bioversity Int. tại New Delhi, Ấn Độ, công bố kết quả làm tăng cơ sở di truyền trong hệ thống canh tác trước sự thay đổi khí hậu, thông qua giải pháp thích ứng. Số loài cây trồng làm lương thực chính của thế giới rất ít (3 loài) so với 400.000 loài có thể ăn được. Đó là mối đe dọa đối với hiện tượng xói mòn di truyền (genetic erosion)

 

CÁC HỆ THỐNG DỊCH VỤ SINH THÁI

 

            Dr Etienne Hainzelin, CIRAD, Pháp, cho biết: bắt đầu từ kỷ Neolithic, loài người đã biết khai thác đa dạng sinh học bằng cách thuần hóa cây và con trong tự nhiên để có giống trồng trọt và vật nuôi hiện nay. Nông dân thế giới đã phát triển vùng sinh thái nông nghiệp trên 3 tỷ ha, 20% diện tích đất của hành tinh này. Khái niệm về hệ thống dịch vụ sinh thái trên đồng ruộng bắt chúng ta phải xây dựng người nông dân có cách nhìn mới. Thâm canh nhưng phải trên quan điểm sinh thái học, làm tối hảo các nội dung liên quan đến “functional biodiversity” (đa dạng sinh thái tích cực, có chức năng rõ ràng). Bảo tồn được nguồn carbon (C sequestration);  bảo tồn tài nguyên đất và nước, tạo một chu kỳ tái tạo chất dinh dưỡng trong đất hợp lý; và bảo tồn đa dạng sinh học là những nội dung được đề cập. Phương pháp thâm canh thông thường bắt chúng ta sử dụng giống cao sản, sử dụng phân hóa học, thuốc BVTV, làm suy giảm tính hệ thống, sinh thái trở nên đồng nhất (đơn điệu), tán lá đồng đều của quần thể cây trồng, tạo ra một kiểu gen đơn thuần của một vài loài chủ lực nào đó. Bên cạnh đó, sinh vật phải đối diện với những “yếu tố hạn chế” ngày càng cực đoan hơn. Tác giả đề nghị tiến hành phương pháp thâm canh sinh thái (ecological intensification) với chủ đề biến cái “ready-to-use” (sẵn sàng sử dụng) trở thành cái “custom-made” (tập quán sử dụng).

 

            Bà Tiến Sĩ Muhabatta Turdieva, Bioversity Int., Uzbekistan, chia sẻ những kinh nghiệm quản lý hệ sinh thái ở 5 nước Trung Á (3,99 triệu km2). Nơi đây, sự thoái hóa đất diễn ra vô cùng khắc nghiệt. Có những giống táo bản địa kháng được cả khô hạn và giá lạnh rất tốt. Đây là vùng được Vavilov phân loại theo vùng khởi nguyên của khá nhiều loài cây trồng đạt giá trị kinh tế cao, cần được đầu tư trong bảo tồn giống bản địa và loài hoang dại.

 

            Dr JC Rana, ĐH Nông Nghiệp Himalachan – Pradesh, Ấn Độ, chia sẻ những kinh nghiệm quản lý vùng đất cao của núi Hymalaya, nơi có giống lúa thơm đặc sản Basmati nổi tiếng cả thế giới. Giống cây họ đậu, cây hương liệu rất đa dạng. Tất cả có 273 loài cây trồng, 898 loài hoang dại, 744 loài hoang dại ăn được, 581 cây có giá trị công nghiệp. bên cạnh đ1o, còn nhiều giống vật nuôi bản địa cần được bảo tồn trước nguy cơ bị xói mòn quỹ gen nghiêm trọng. Du lịch cũng làm tổn thất đáng báo động về cây ăn quả hoang dại, có tính chất đặc sản.

 

            Dr Li Long, ĐH Nông Nghiệp Bắc Kinh, TQ,  trình bày về hệ thống xen canh trong việc cải tạo đất làm tăng độ phì nhiêu đất đai của vùng trồng bông vải và bắp dọc theo hai bờ sông Hoàng Hà. Thí nghiệm trên nhiều điểm lấy cây bắp làm căn bản (maize-base intercropping); nghiệm thức khác lấy cây bông vải làm căn bản (cotto-based intercropping) để phân tích hệ thống trồng xen. Kết luận: hệ thống trồng xen giữa bắp và đậu Fababean đạt hiệu quả mong muốn nhất.

 

            Dr Paolo Colangelo, ĐH Rome, Italy, trình bày đề tài làm thế nào quản lý được chuột. Mỗi năm, ở Châu Á mất 30 triệu tấn lúa do chuột phá. Khi sử dụng thuốc diệt chuột (từ thập niên 1950s), một hiện tượng đáng quan tâm là chuột có khả năng trở nên kháng thuốc “anticoagulants” (warfarin); bên cạnh đó, các thú ăn chuột (động vật không chủ đích cũng chết khi ăn mồi). Từ 1980 đến 2006, ở Châu Âu, quần thể các loài chim – thiên địch của chuột giảm xuống 48% (thí dụ như cú mèo). Ba loài chuột có khả năng đột biến gen kháng thuốc anticoagulant là Mus musculus, Rattus novergicus, Rattus rattus. Người ta phải tiến hành nghiên cứu di truyền tính kháng anticoagulant này. Ở Đan Mạch, gần đây Pelz và ctv. đã kết luận rằng: xem xét trình tự gen AVR, người ta phát hiện các nucleotide bị thay đổi tạo nên đột biến với nhiều hiểu gen khác nhau, giúp chuột trở nên kháng thuốc; đặc biệt là khi điều kiện áp lực chọn lọc gia tăng cực đoan (dùng thuốc không đúng). Người ta đề nghị một biện pháp lập kế hoạch dùng thuốc chuột sao cho áp lực này ít xảy ra. Giảm “habitat fragmentation” bằng cách lập ngân hàng đất bỏ hoang như ở Indonesia (banks of rice fields) nhằm giảm thiểu số ổ chuột / đồng ruộng.

 

            Dr Mod Norowi Bin Hamid, MARDI, Malaysia, trình bày tiếp theo đó cách quản lý chuột bằng hệ thống dịch vụ sinh thái, với lồng trú ẩn đặt trên ruộng cho cú mèo đến (barn owls). Hệ thống này còn khuyến khích việc lập các vườn nuôi ong không có ngòi chích (stingless bee: thí dụ như con ong Trigona). Trong trang trại trồng khế ngọt, dịch vụ cho thuê ong này đã giúp cho sự thụ phấn xảy ra, làm năng suất tăng cao hơn đối chứng, và an toàn hơn vì ít dùng thuốc sâu. Giá trị xuất khẩu khế ngọt của Mã Lai là 30 triệu RM / năm. Các trang trại trồng dưa cũng thuê đàn ong này đến thụ phấn (làm nhiệm vụ của pollinators). Giá trị dịch vụ mà các pollinators này mang lại cho nông dân là 217 tỷ USD / toàn thế giới/ năm và riêng tại Mã Lai là 20 triệu USD/năm.

 

Dr Long Chunlin, ĐH Minzhu, Bắc Kinh, báo cáo kết quả nghiên cứu về “ethnobotany” ở vùng Tây Tạng, nơi canh tác ở độ cao 6740 m so với mực nước biển. Với 168 loài cây thực phẩm hoang dại, 79 loài cây rau, 78 loài cây ăn quả; nơi đây có những kỹ thuật canh tác truyền thống rất đáng ngạc nhiên về sự thông minh của con người. Nông dân có cách bảo quản lúa mạch vô cùng độc đáo, gác trên chòi không mái che, hoặc có mái che; phơi củ cải Brassica rapa trên mái lá và bảo quản luôn ở đấy. Du lịch cũng làm tổn thất đáng báo động về cây ăn quả hoang dại, có tính chất đặc sản ở Tây Tạng. “Farmer knowledge” cũng được khuyến nghị bảo tồn như hệ thống quản lý nguồn tài nguyên di truyền của các giống bản địa.

 

Phiên họp thảo luận tập trung vào ba nội dung chính: (1) sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên di truyền; (2) xác định các nhân tố chính trong đa dạng sinh thái nông lâm nghiệp; (3) xác định hướng ưu tiên trong phát triển đa dạng sinh thái.

Trở lại      In      Số lần xem: 4797

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD