Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33268723
Một số chính sách của Chính phủ Thái Lan đối với nông dân và tham chiếu kinh nghiệm cho Việt Nam
Thứ tư, 20-05-2015 | 08:19:39
ThS. Trần Việt Dũng
Đại học Quốc gia Hà Nội
 

Thái Lan và Việt Nam có những điều kiện khá tương đồng trong phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu những bài học chính sách thành công cũng như chưa thành công của Chính phủ Thái Lan đối với nông dân, nông nghiệp có giá trị tham khảo cho Việt Nam.

 

Một số chính sách của Chính phủ Thái Lan đối với nông dân

 

Thứ nhất, chính sách trợ giá nông sản

 

Nhiều ưu đãi về vốn và tăng cường bảo hiểm cho người nông dân được Chính phủ Thái Lan thực hiện; thuế nông nghiệp được bãi bỏ. Chính phủ hỗ trợ các chương trình tiếp thị, tìm kiếm địa chỉ xuất khẩu những sản phẩm sau thu hoạch và chế biến nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho tiêu thụ nông sản thông qua việc đẩy mạnh hình thức hợp đồng “chính phủ với chính phủ”; và đồng bộ hóa các chính sách để bảo đảm tính liên thông từ khâu gieo trồng, sản xuất đến bao tiêu xuất khẩu và giảm rủi ro cho người nông dân.

 

Chính phủ Thái Lan thực hiện trợ giá cho nông dân đối với các nông sản chủ yếu như gạo, cao su, trái cây,… Khi giá thị trường thấp, Chính phủ đã dùng ngân sách bao tiêu nông sản cho nông dân. Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua nông sản với giá ưu đãi, mà nông dân trồng lúa còn được hưởng những ưu đãi như mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi xuất thấp từ ngân hàng nông nghiệp,… Ngoài ra, Thái Lan cũng hỗ trợ về giá cho nông dân trồng 5 loại cây chủ lực là sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm. Để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ này, Chính phủ Thái Lan sử dụng các chuyên viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới.

 

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong nông nghiệp

 

Do diện tích đất nông nghiệp có hạn nên Thái Lan đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm cải tạo đất trồng, lai tạo các giống cây trồng mới có khả năng thích ứng với những vùng đất canh tác bạc màu, khô hạn. Để giữ và nâng cao độ phì nhiêu đất nông nghiệp, Thái Lan sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học. Thông qua đó, vừa giúp sử dụng quỹ đất hiệu quả, giảm nhập khẩu phân bón và nâng cao xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch.

 

Ở Thái Lan hiện nay, mức độ cơ giới hóa đã bao phủ từng thửa ruộng. Ngay cả những khâu sau thu hoạch cũng được cơ giới hóa toàn bộ. Nhưng bí quyết thành công của nông dân Thái Lan chính là sự kết hợp khéo léo giữa kinh nghiệm canh tác truyền thống với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Bởi do điều kiện tự nhiên khác nhau nên nhiều vùng cần phải có những công nghệ và kỹ thuật canh tác đặc thù. “Nút thắt cổ chai” trong việc nâng cao chất lượng nông sản theo hướng phát triển bền vững đã được các nhà khoa học tháo gỡ bằng công nghệ sinh học (công nghệ biến đổi gien, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi,...).

 

Thứ ba, chính sách cơ cấu lại công nghiệp nông thôn

 

Chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việc: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét, đánh giá đầy đủ các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị,… Từ đó, tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông sản, thủy sản, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

 

Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ thực hiện một số chương trình hỗ trợ sau:


- Thực hiện chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (One tambon, One product - OTOP), tức là mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao; chương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận được một triệu baht từ Chính phủ cho dân làng vay mượn để phát triển kinh tế - xã hội. Trên thực tế đã có trên 75.000 ngôi làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này.

 

- Chương trình: “Thái Lan là bếp ăn của thế giới” nhằm khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có những hành động thiết thực kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an toàn cho hàng nông sản xuất khẩu và người tiêu dùng.

 

Thứ tư, mở rộng thị trường để thu hút đầu tư mạnh mẽ của nước ngoài cho nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm

 

Chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào các kết cấu hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là trách nhiệm của Cục xúc tiến Công nghiệp, Cục xúc tiến Nông nghiệp, Cục Hợp tác xã, Cục thủy sản, cơ quan tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp và Bộ Nông nghiệp.

 

Thứ năm, đẩy mạnh đào tạo kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ cho nông dân

 

Công tác đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức cho người nông dân được coi trọng. Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học mở các khóa học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ nhằm thu hút và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông nghiệp. Thí dụ trường Chulalongkorn (lọt vào top 200 trường đại học hàng đầu thế giới) đã đầu tư thiết bị thí nghiệm hiện đại, hợp tác với chuyên gia từ những nước đi đầu trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, đồng thời tạo cơ chế đãi ngộ cho nhiều nghiên cứu sinh trẻ sang nghiên cứu tại các trường đại học ở Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Nhờ những hướng đi đúng đắn trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nên những vùng đất hoang, địa hình đồi núi dốc và cả những vùng khô cằn cũng được khai thác, sử dụng trồng không chỉ có ngô, lúa nương, mà còn trồng được nhiều loại lúa cao sản với năng suất cao.

 

Tham chiếu một số kinh nghiệm cho Việt Nam

 

Qua nghiên cứu hệ thống chính sách của Chính phủ Thái Lan hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, trong đó, có những chính sách rất thành công cũng như những chính sách còn có vấn đề (ví dụ chính sách trợ giá với các hệ lụy về tham nhũng, lãng phí,…) có thể tham khảo một số kinh nghiệm cho Việt Nam, như:

 

Một là, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đưa khoa học công nghệ thâm nhập sâu vào tất cả các quá trình từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, lưu thông

 

Kinh nghiệm của Thái Lan chỉ ra rằng, khoa học công nghệ giúp con người không chỉ tiết kiệm thời gian mà con nâng cao hiệu quả sản xuất. Chính khoa học công nghệ hiện đại và đồng bộ trong các khâu cũng như ở các địa phương trên cả nước đã giúp Thái Lan phát triển mạnh nhiều ngành sản xuất nông nghiệp, giải phóng sức lao động của nông dân và cải thiện thu nhập cho họ. Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm trong việc đón đầu một số thành tựu khoa học công nghệ mới cho phép rút ngắn khoảng cách với các quốc gia khác trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Quá trình này cần phải được tiếp tục tại các vùng, miền, đối với tất cả các khâu khác nhau của chu trình sản xuất nông nghiệp và cần định hướng, quy hoạch phát triển và đầu tư của Nhà nước.

 

Hai là, đẩy mạnh phát triển những loại nông sản có chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân

 

Việt Nam tuy là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới nhưng các số liệu thống kê chỉ ra rằng loại gạo mà chúng ta sản xuất chưa có sức cạnh tranh cao với gạo của các nước khác trên thế giới, hiệu quả không cao. Điều này dẫn đến một thực trạng là chúng ta để mất thị phần không nhỏ trong nước cho các loại gạo chất lượng cao của Thái Lan,… Hơn nữa, tuy nước ta có khối lượng xuất khẩu gạo lớn nhưng do hạn chế về giá nên kim ngạch không cao tương ứng với khối lượng. Ở Thái Lan có xu hướng sản xuất gạo chất lượng cao và có sức cạnh tranh cao để xuất khẩu, nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Đây là vấn đề Việt Nam cần quan tâm, bởi lẽ, chúng ta cũng có nhiều loại lúa hay các cây, con trong nông nghiệp có chất lượng cao và được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.

 

Ba là, gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với việc giữ gìn tài nguyên, bảo vệ nguồn sống của nông dân

 

Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều giống cây, con bị khai thác quá mức hoặc do môi trường sống của chúng quá ô nhiễm nên bị thoái hóa, năng xuất suy giảm. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của mình, Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ tổn thất nhiều nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu. Khi xảy ra thảm họa hay thiên tai thì những người nghèo, những nông dân, cần đến môi trường tự nhiên để sản xuất lại là những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Như vậy, phát triển bền vững là cái đích mà chúng ta phải hướng tới, và mô hình nông nghiệp hữu cơ ở Thái Lan (hay Ấn Độ) rất đáng để chúng ta học tập, phổ biến kinh nghiệm cho nông dân nhằm thay đổi tập quán sản xuất của họ theo hướng tiến bộ, thân thiện với môi trường.

 

Bốn là, thực hiện bảo hiểm trong nông nghiệp

 

Ở Thái Lan, các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp dành cho tất cả nông dân và là bắt buộc đối với người vay vốn. Phạm vi bảo hiểm áp dụng cho cây lương thực, cây lấy dầu, cây vườn, cây thương mại hàng năm,... Mức bồi thường nhiều loại cây, con từ 60-90% của sản lượng trung bình trong những năm trước. Đương nhiên, để phát triển bảo hiểm nông nghiệp rộng khắp, Chính phủ Thái Lan hỗ trợ nguồn kinh phí đáng kể. Đây là những tham số có thể xem xét khi thực hiện bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân Việt Nam, nhất là trong những tình huống mùa màng thất bát, thiên tai./.

 

Theo TCCS.

Trở lại      In      Số lần xem: 5515

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD